【salvador vs】Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 223.258.459 ca, trong đó có 4.607.801 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.
Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm, và giờ thêm cả biến thể Mu. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 199 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 19 triệu ca và 103.946 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/9, thế giới có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 81 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 41.316.328 ca mắc và 670.624 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 441.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 20 triệu ca bệnh, trong đó có 584.628 ca tử vong.
Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hàng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 đến 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.
Sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).
Nhiều nước châu Á đang hết sức cảnh giác với biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... đều đưa ra quyết định tăng cường các biện pháp phòng dịch. Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại 19 tỉnh đến ngày 30/9. Lệnh này vốn đang được áp đặt tại 21/47 tỉnh tới ngày 12/9.
Trong khi đó, để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Trung Thu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 ở khu vực Seoul và vùng phụ cận và cấp độ 3 ở các khu vực khác thêm 4 tuần cho đến hết ngày 3/10.
Tại Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch trước thềm các lễ hội tôn giáo lớn, đồng thời cảnh báo thành phố Mumbai –thủ phủ tài chính của nước này- đang có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới. Dự kiến, các lễ hội lớn sẽ bắt đầu vào tuần này và thường thu hút nhiều người tham gia.
Cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới hiện đang được giới khoa học theo dõi sát sao, các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ kêu gọi các bác sĩ cần bổ sung các triệu chứng mới của COVID-19 gồm giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da đối với các trường hợp nghi nhiễm, qua đó nhanh chóng xác định đúng các đối tượng nghi mắc COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở.
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới.
Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở Tegucigalpa, Honduras ngày 11/8/2021. |
Vaccine hiện vẫn được coi là vũ khí tối thượng để phòng chống COVID-19. Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thông báo trong 6 tháng qua, có 240 triệu liều vaccine đã được phân phối tới 139 quốc gia trong cơ chế COVAX. Cơ quan này hy vọng cơ chế COVAX sẽ phân phối hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 này, trong đó 1,2 tỷ liều dành cho các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn.
Trong thông báo mới nhất liên quan đến phát triển vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết sẽ bổ sung các khuyến cáo về phản ứng phụ mà người tiêm vaccine của hãng AstraZeneca có thể gặp phải như đau chân, cánh tay hay xuất hiện các triệu chứng như cúm, trong khi người tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.
Ngày 8/9, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết nước này sẽ ủng hộ nỗ lực của quốc tế thúc đẩy việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vaccine phòng COVID-19.
Phát biểu với truyền thông địa phương, ông Tehan nói rằng Chính phủ Australia ủng hộ việc miễn trừ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đối với vaccine phòng COVID-19 và sẽ làm tất cả để thúc đẩy mở rộng sản xuất vaccine trên toàn cầu, giúp người dân trên thế giới có thể tiếp cận với vaccine.
Ấn Độ và Nam Phi là hai quốc gia đi đầu trong chiến dịch kêu gọi thay đổi các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ dàng sản xuất và bán với giá rẻ hơn các loại vaccine COVID-19 do các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia bào chế như vaccine của hãng Pfizer. Đầu năm nay, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch trên và cho rằng cần có "các biện pháp đặc biệt" để tăng cường sản xuất vaccine trên toàn cầu nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Slovakia thông báo chính phủ nước này đã cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Chương trình sẽ được triển khai kể từ ngày 9/9.
Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimír Lengvarský đã đưa ra thông báo trên sau phiên họp của chính phủ ngày 8/9, đồng thời nhấn mạnh chương trình vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em trong độ tuổi nêu trên là hoàn toàn tự nguyện. Các liều vaccine được sử dụng cho trẻ em sẽ được quản lý dựa trên yêu cầu của các bậc cha mẹ và có sự nhất trí của bác sỹ riêng của các em. Theo đó, mỗi em nhỏ trong độ tuổi theo chương trình này sẽ được tiêm 1/3 liều vaccine Pfizer/BioNTech và bác sỹ riêng của các em sẽ giám sát liều lượng này.
Cùng ngày, Bộ Y tế Ireland thông báo nước này sẽ tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 cho những người cao tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ ít nhất 6 tháng. Theo thông báo của Bộ Y tế Ireland, nhóm người trên 80 tuổi và những người trên 65 tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc nội trú dài hạn sẽ được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer hoặc Moderna, bất kể ban đầu họ đã được tiêm loại vaccine nào.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 70.045 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 237.500 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines, Myanmar và Việt Nam. Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ ba khu vực.
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia |
Ngày 8/9, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 361 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ hai trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua có trên 2.700 ca bệnh mới và 91 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 8/9 ghi nhận thêm trên 14.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 228 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.
Campuchia có xu thể tăng trở lại so với mấy ngày trước đây, với 596 bệnh nhân mới và 6 ca tử vong trong một ngày qua. Song Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 237.510 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.920 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng vượt ngưỡng 10,6 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 9,4 triệu trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận ca COVID-19 mới.
Ngày 8/9, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) khuyến nghị các quốc gia châu Mỹ nên ưu tiên việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhằm bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi dịch bệnh và nguy cơ tử vong.
Phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ về tình hình dịch bệnh, giám đốc PAHO, bà Carissa Etienne cảnh báo, mặc dù một số nước trong khu vực đã tiêm phòng cho phụ nữ mang thai, song chưa tới một nửa số quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe đưa ra hướng dẫn tiêm chủng cho các đối tượng dân số này.
Bà Etienne nhấn mạnh, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn nếu mắc COVID-19, dẫn tới khả năng sinh non cao, thậm chí sảy thai. Quan chức này cho rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt là an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Theo TTXVN
相关文章
Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
Tối 2-1, sau khi đội tuyển Việt Nam đánh bại Th&aacut2025-01-13Dự kiến 2025 mới thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, ông Phan Xuân Dũng - (Ảnh CTV) T2025-01-13Ðề nghị có giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng
Cử tri huyện Thới Lai đề nghị có giải pháp quản lý, kiểm tra việc quảng cáo các loại thực phẩm chức2025-01-13Tới giữa năm 2022, sóng bán tháo bất động sản mới xảy ra
Tới giữa năm 2022, sóng "bán tháo" bất động sản mới xảy raQuỳnh Chi14:32 012025-01-13Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
Ông có thể cho biết giải pháp vận hành điều tiết lũ tốt của thủy điện Krông H’năng?Đó là kết quả của2025-01-13Thị trường bất động sản 2022: phát triển mạnh nhà ở giá thấp
Thị trường bất động sản 2022: phát triển mạnh nhà ở giá thấpGiang Phạm15:23 10/02/2022025-01-13
最新评论