【thứ hạng của central coast mariners】Huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho giảm nghèo
Đã qua 6 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 (Nghị quyết 76) của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá cao kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ. Ủy ban này cho rằng, đây là một kết quả ấn tượng, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra với tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5%.
Ngân sách trung ương chi hơn 42 nghìn tỷ đồng
Ủy ban đánh giá cao việc Chính phủ đã thực hiện đúng yêu cầu của Nghị quyết 76 là tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo.
Trong 5 năm (2016 - 2020), ngân sách trung ương đã giao hơn 42.334 tỷ đồng, bằng 101,02% tổng vốn cả giai đoạn này để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQG). Nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ lệ 45,3% trong tổng nguồn lực (hơn 93.289 tỷ đồng) đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình. Điều đó cho thấy nguồn lực thực hiện Chương trình (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước chi cho các chính sách giảm nghèo thường xuyên; nguồn các tổng công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ các huyện nghèo) đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm huy động từ các nguồn lực khác cùng chung tay thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Chính phủ đã quan tâm tới việc thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng thông qua việc thành lập, quy định quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020, quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và ban hành văn bản về phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016 - 2020. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được quan tâm, hỗ trợ.
Việc thực hiện việc kết hợp chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh. Giai đoạn 2016-2020, Bộ Quốc phòng chỉ được bố trí 64,643 tỷ đồng từ CTMTQG giảm nghèo, nhưng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh thông qua việc nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng tại 24 huyện thuộc 11 tỉnh trong vùng dự án của 15 khu kinh tế quốc phòng thuộc 6 quân khu.
Đầu tư căn cơ hơn để giảm nghèo bền vững
Tuy nhiên, theo Ủy ban về các vấn đề xã hội, nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo đã được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương; việc huy động các nguồn vốn khác còn rất hạn chế, đặc biệt là huy động vốn từ các doanh nghiệp, ngân sách địa phương và người dân.
Tổng số vốn đã bố trí để thực hiện chính sách liên kết vùng mới đạt 46% kế hoạch và vẫn còn 30% số dự án của thực hiện chính sách liên kết vùng chưa được hoàn thành (440/1.476 dự án). Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập trong việc lồng ghép các CTMTQG, các chương trình, dự án khác với CTMTQG về giảm nghèo do mục tiêu, cơ chế quản lý, thanh toán khác nhau.
Do đó, Ủy ban về các vấn đề xã hội đề nghị Chính phủ cần ưu tiên đầu tư nguồn lực căn cơ hơn, theo nguyên nhân nghèo, nhất là hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với thị trường. Đầu tư gắn việc thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm với tín dụng chính sách xã hội.
Ngoài ra, nâng mức hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác giảm nghèo.
Trong khi ngân sách còn nhiều khó khăn, việc huy động từ các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo bền vững là hết sức cần thiết. Những năm gần đây, công tác giảm nghèo đã đi theo hướng "trao cần câu không trao con cá", tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo./.
Vốn tín dụng cho vay đã lên đến hơn 226 nghìn tỷ đồng Chính phủ đã quan tâm tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Tổng nguồn vốn tín dụng đã tăng từ 144.657 tỷ đồng năm 2015 lên 226.560 tỷ đồng tính đến 30/6/2020 (tăng 81.903 tỷ đồng (46,1%) so với 31/12/2015). Đặc biệt cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi, ngân sách nhà nước tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ lệ so với năm 2015, nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay tăng từ 4.895 tỷ đồng lên 19.505 tỷ đồng. Điều đó cho thấy các địa phương đã ngày càng tin tưởng vào hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện giảm nghèo bền vững. |
Minh Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- Enjoying the Spring in the Royal Palace
- Năm 2017, Vinalines phấn đấu doanh thu đạt 15.300 tỷ đồng
- To always be a culinary capital
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- Năm 2016, hơn 110 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
- EVNSPC cung cấp điện ổn định, an toàn trong dịp Tết
- EVFTA bỏ cơ chế kiểm tra nhu cầu kinh tế tại Việt Nam vào năm 2023
- Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- GS Việt đoạt giải công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc tại Hội nghị Viễn thông hàng đầu
- Hue Chamber Music celebrates its 6th anniversary
- Xóa bỏ những trường “con nhà giàu” tại Hàn Quốc
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- Hợp tác chặt chẽ trong ASEAN sẽ đưa lĩnh vực bảo hiểm đạt nhiều thành tựu hơn nữa
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- Phát triển ngành Lâm nghiệp: Tìm vốn đầu tư ngoài ngân sách
- Đề xuất nhiều giải pháp hạn chế tình trạng xin điều chỉnh dự toán vay lại
- KBNN yêu cầu đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quyết toán cuối năm
- Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- Students performed tuong, adults were excited