当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhandinhbongda aegoal】Cắt giảm thủ tục hành chính: Có lĩnh vực doanh nghiệp chưa thấy sự cải cách

cat giam thu tuc hanh chinh co linh vuc doanh nghiep chua thay su cai cach

Trong năm 2018,ắtgiảmthủtụchànhchínhCólĩnhvựcdoanhnghiệpchưathấysựcảicánhandinhbongda aegoal đa số các bộ, ngành đã hoàn thành việc xây dựng các Nghị định về điều kiện kinh doanh và được Chính phủ thông qua. Ảnh: Xuân Thảo.

Doanh nghiệp còn chưa nhận thấy sự cải cách

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phối hợp với Cục kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ và ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp năm 2018 và đánh giá tác động sau một năm thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho biết, năm 2018 được coi là bước đột phá rất quan trọng trong đó có sự tham gia của các hiệp hội. Từ đầu năm đến nay, nước ta đã cắt giảm 6.776/9.956 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, vượt 36% so với mục tiêu đặt ra ban đầu là 50%, cắt giảm 3346/6191 điều kiện kinh doanh. Qua đó giảm hơn 17.500.000 ngày công, tiết kiệm hơn 6.279 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn tồn tại nhiều hạn chế. Nỗ lực cải cách của chúng ta không đồng đều giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành với nhau. Nhiều thủ tục chậm được cải cách, thậm chí có những thủ tục doanh nghiệp nhận thấy có sự cải cách. Chất lượng cắt, giảm các điều kiện kinh doanh thực chất chưa đạt yêu cầu cắt giảm 50% theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch điện tử diễn ra chậm, chưa tương xứng với mức độ tuyên truyền về 4.0 trên các phương tiện truyền thông.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong năm 2018, đa số các bộ, ngành đã hoàn thành việc xây dựng các Nghị định về điều kiện kinh doanh và được Chính phủ thông qua. Trong đó, một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, thiếu rõ ràng đã được cắt bỏ, rút ngắn yêu cầu về thời gian. Tuy nhiên, theo cảm nhận và đánh giả của Hiệp hội, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thực tiễn triển khai thi hành Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn những khó khăn, tồn tại.

Trong đó, nỗ lực cải cách vẫn diễn ra không đồng đều giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành với nhau, mức độ vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương không đồng đều và do vậy, kết quả đạt được cũng khác nhau. Thực tế việc tạo dựng môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu do địa phương tiến hành, tuy nhiên địa phương nào lãnh đạo tỉnh tập trung dành nhiều thời gian chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thì tại địa phương đó số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tỉ lệ cao.

“Có những thủ tục chậm được cải cách, thậm chí doanh nghiệp không nhận thấy sự cải cách. Ví dụ như thủ tục giải quyết vụ việc tranh chấp hợp đồng, tranh chấp thương hiệu, tranh chấp tài sản của thành viên công ty tại Tòa án, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, thủ tục giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp theo quy định của Luật Khiếu nại hầu như không có sự cải cách, thậm chí còn phức tạp hơn và nhiều vụ việc không có giới hạn thời gian, đẩy doanh nghiệp vào thế ‘sức càng lực kiệt’”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết.

Chờ những chính sách hỗ trợ đi vào thực tế

Đáng chú ý, theo ông Thân, theo quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thuế xuất thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế xuất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định này hiện nay chưa được thực hiện, vì phải sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cho doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng thủ tục hành chính về chế độ kế toán đơn giản cũng chưa được thực hiện khiến doanh nghiệp vẫn phải áp dụng chung cho một chế độ kế toán.

Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội lại cho rằng việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn rất khó khăn. Cụ thể, dù hiện tại Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khởi động, nhưng các doanh nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận quỹ này, gần như không vay được vốn. Điều đó phần nào đã cản trở doanh nghiệp phát triển.

Vì vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là vô cùng cần thiết. Nếu bộ nào có thái độ hách dịch, hành dân phải bị xử lý nghiêm. Tinh thần của Thủ tướng là cắt giảm thực chất để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2019, Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ vấn đề cơ sở, quan tâm hơn nữa đến doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực, phải chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây chính là nút tháo gỡ quan trọng để các doanh nghiệp trong nước phát triển…

分享到: