Vân Đồn là một trong 9 địa phương ven biển trong những tháng đầu năm nay những chuyến ra khơi và cập bến của đội tàu khai thác của huyện liên tục mang về những tín hiệu vui. Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn,ếmạnhkhaithaacutecnuocircitrồngthủysảtrực tiếp bóng đá trên k+ huyện Vân Đồn đã làm việc với Nghiệp đoàn nghề cá để động viên ngư dân tranh thủ thời tiết thuận lợi vươn khơi, bám biển khai thác thủy sản. Huyện đã chỉ đạo UBND thị trấn Cái Rồng phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Vân Đồn tổ chức Lễ Hội cầu ngư năm 2024 để tạo động lực, khí thế cho ngư dân bước vào một năm mới hăng say lao động sản xuất.
Anh Hoàng Mạnh Dương, Chủ tàu QN-0389.TS huyện Vân Đồn, phấn khởi chia sẻ: Năm nay địa phương lần đầu tiên tổ chức Lễ hội cầu ngư, bà con dân biển rất phấn khởi. Từ đầu năm đến nay, tàu của tôi cũng đi biển khai thác được 5 chuyến, nói chung là thuận buồm xuôi gió. Tính trung bình sau mỗi chuyến đi biển, trừ tất cả chi phí, tôi lãi 50 triệu đồng. Ngư dân cũng thường xuyên hỗ trợ, tuyên truyền cho nhau về đánh bắt thế nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm vùng biển nước ngoài theo quy định của Việt Nam.
Hết quý I/2024, tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp của Vân Đồn ước đạt 612,8 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt 553 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản toàn huyện ước đạt 21.575 tấn, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng của huyện tăng tới 58,4% so với cùng kỳ 2023, tương đương với 18.507 tấn.
Kết quả này có được là do ngay từ đầu năm, các phòng chuyên môn của huyện đã tham mưu UBND huyện, đồng thời tích cực cùng các xã, thị trấn trong hỗ trợ nhân dân, các hợp tác xã hoàn thiện thủ tục liên quan đến giao biển như: Trích lục đo vẽ, lập dự án phát triển sản xuất, đánh giá tác động môi trường. Huyện sắp xếp các khu vực nuôi biển, dành diện tích thu hút các nhà đầu tư. Đối với đội tàu khai thác, huyện Vân Đồn đang triển khai các giải pháp cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả và ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào khai thác, bảo quản thủy sản.
Bà Trương Thị Thúy Huyền, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn, cho biết: Ngay đầu năm 2024, Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với các đơn vị, cơ quan tổ chức hội nghị tuyên truyền cho 37 chủ tàu cá xa đánh bắt xa bờ trên địa bàn chuyển đổi hệ thống dàn đèn khai thác thủy sản từ bóng đèn cao áp sang sử dụng bóng đèn Led để giảm chi phí nhiên liệu, tăng hiệu quả khai thác. Theo đánh giá của của các chủ tàu, sau khi chuyển đổi sang sử dụng bóng đèn Led, chi phí mỗi chuyến khai thác thủy sản đã giảm 20% so với trước. Còn đối với đội tàu khai thác vùng lộng và vùng bờ, theo chỉ đạo của UBND tỉnh huyện cũng rà soát và loại bỏ tàu nào không đảm bảo điều kiện để cho ra khỏi danh sách tàu cá theo quản lý của huyện để đảm bảo theo đúng khuyến cáo của Ủy ban châu Âu. Đến nay, tổng số phương tiện tàu cá của huyện Vân Đồn sau khi rà soát đợt I/năm 2024 còn 1.220 chiếc, giảm 11 chiếc so với đầu năm.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, quý I/2024, thời tiết có các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhưng hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh không chịu tác động lớn. Cùng với đó, giá xăng, dầu có biến động theo mức tăng, nhưng không đáng kể, các tàu cá tiếp tục bám biển, ổn định sản xuất. Các địa phương cũng chuẩn bị tốt công tác thả giống vụ nuôi thủy sản mới. Đến nay, toàn tỉnh chưa có diện tích xảy ra dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi. Đối tượng chủ lực như tôm thẻ chân trắng được các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư mô hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh cho năng suất đến 20 tấn/vụ/ha.
Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng toàn ngành, Sở NN&PTNT còn tích cực phối hợp với Sở TN&MT, UBND các địa phương ven biển lập đề án/phương án sử dụng không gian biển để nuôi trồng thủy sản; bản đồ/sơ đồ khu vực biển nuôi trồng thủy sản tập trung, đảm bảo không chồng lấn với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác và phù hợp với quy hoạch tỉnh, huyện, quy hoạch không gian biển. Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh, cho biết: Toàn tỉnh đã tích hợp quy hoạch nuôi biển vào quy hoạch tỉnh với diện tích 45.246ha, trong đó vùng diện tích thu hút đầu tư là 13.400ha. Hiện đã có các doanh nghiệp và hợp tác xã nghiên cứu với gần 4.000ha tập trung ở 7 địa phương (Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Hạ Long). Hiện có 6/9 địa phương hoàn thành công tác lập phương án/đề án và bản đồ quy hoạch nuôi biển. Việc giải quyết thủ tục cấp phép môi trường, cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển cũng đang được Chi cục Thủy sản tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giải quyết các kiến nghị liên quan đến lĩnh vực thủy sản.
Quý I/2024, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 40.792 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, khai thác đạt trên 18.300 tấn, tăng 3,93%; thủy sản nuôi trồng đạt hơn 22.490 tấn, tăng 5,7%. Kết quả này minh chứng cụ thể đối với những nỗ lực trong duy trì mục tiêu tăng trưởng của toàn ngành Nông nghiệp, trong đó thủy sản, lĩnh vực thế mạnh tiếp tục phát huy hiệu quả.
Được biết, trong hai ngày 31/3 và 1/4 này, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh. Hội nghị sẽ có 2 phiên tọa đàm về tiềm năng và thách thức nuôi biển; giải pháp phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh. Hội nghị dự kiến có 400 đại biểu đại diện các nước có công nghệ nuôi biển phát triển, như: Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc; các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp tỉnh ngoài, các hiệp hội, chuyên gia và tỉnh Quảng Ninh... Đây là hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy nuôi biển trên địa bàn tỉnh; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị; tham vấn ý kiến các chuyên gia để tổ chức phát triển bền vững nuôi biển thời gian tới.