欢迎来到Empire777

Empire777

【tỷ lệ kèo ngày mai】Học phí chuyển thành "giá dịch vụ đào tạo": Liệu có lạm thu?

时间:2025-01-10 01:45:10 出处:World Cup阅读(143)

hoc phi chuyen thanh quotgia dich vu dao taoquot lieu co lam thu

Quy định về "giá dịch vụ đào tạo" trong dự thảo Luật Giáo dục đại học đang gây xôn xao dư luận. Ảnh ĐH.

Tạo kẽ hở lách quy định

Liên quan đến nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất đưa cụm từ "giá dịch vụ đào tạo” thay cụm từ “học phí” để tính phí dịch vụ đào tạo và các khoản thu dịch vụ khác.

Ông Phạm Tất Dong giải thích nghĩa của từ “phí” là chi phí, là hao tổn trong tiêu dùng. Cắt nghĩa từ “học phí” thì có thể hiểu là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình, số tiền này được Nhà nước quy định trong một khung nhất định.

Còn nghĩa của “giá” là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền. “Giá dịch vụ đào tạo” là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình. Như vậy, các trường có thể tự ý đưa ra tùy theo dịch vụ, nhu cầu mà nhà trường cung cấp cho sinh viên, từ đó nhà trường tăng hoặc giảm “giá dịch vụ đào tạo”. “Việc này vô tình tạo điều kiện cho một số trường “lạm thu”, ông Dong nhấn mạnh.

Ông Dong cũng cho biết thêm, với việc thay chữ “phí” bằng chữ “giá” các trường có thể lách quy định về phí của Nhà nước để thay đổi giá (tức phí) tuỳ thích. “Có thể việc Bộ GD&ĐT chuyển từ “phí” sang “giá” nhằm tạo điều kiện cho các trường đại học tự chủ. Tuy nhiên, tự chủ đại học không chỉ riêng vấn đề tài chính mà điều quan trọng nhất là các trường tự chủ về học thuật, chất lượng đào tạo… để nâng cao tính cạnh tranh giữa các trường”, ông Dong khẳng định.

Trước thông tin này, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Hoạt động giáo dục có sự chia sẻ về chi phí của Nhà nước, cộng đồng, xã hội cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu khoa học của nhà trường và sự đóng góp của người học - tức là học phí.

Như vậy, học phí là người dân chỉ chi trả một phần của hoạt động giáo dục, do đó, khi Bộ GD&ĐT chuyển từ “phí” sang “giá dịch vụ đào tạo” người dân sẽ hiểu là phải chi trả toàn bộ cho hoạt động giáo dục. Việc này giống như khi người dân mua ti vi thì phải trả giá cho toàn bộ chi phí để sản xuất ra chiếc ti vi đó. Theo ông Khuyến, Bộ GD&ĐT cần làm rõ quy định về giá dịch vụ đào tạo là như thế nào để người dân hiểu, nhằm tránh những phản ứng từ dư luận.

Tiếp tục lắng nghe

Trước vấn đề này, Tổ soạn thảo Luật giáo dục (Bộ GD&ĐT) cũng lý giải: Theo quy định của Luật Phí, lệ phí thì học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, với những khoản mà người học phải đóng góp cho quá trình học, thuật ngữ học phí vẫn nên sử dụng để đảm bảo tính thông dụng, dễ hiểu, dễ áp dụng.

Theo đó, Điều 105, Dự thảo sửa Luật Giáo dục vẫn quy định về học phí. Tuy nhiên, cơ chế xác định và thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá. Điều 105 nêu trên quy định: Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo. Nội dung này được cơ quan thẩm tra rất đồng thuận.

Về tên gọi của Điều 65 Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là “Giá dịch vụ đào tạo” vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… nên gọi chung là Giá dịch vụ đào tạo theo nghĩa rộng, để khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này. Đối với khoản tiền mà người học phải đóng cho quá trình học vẫn được quy định là học phí.

Về nội dung, đối với dịch vụ do Nhà nước đặt hàng đào tạo và cấp kinh phí để thực hiện và đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung giá và giá cụ thể. Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Các mức này đều được tính theo cơ chế tính giá và phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Quy định như trên với mục đích để đảm bảo đổi mới căn bản về tài chính giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam, minh bạch để người học lựa chọn các chương trình, cơ sở đào tạo phù hợp. Tuy nhiên, Dự thảo mới được đưa ra xin ý kiến Quốc Hội và toàn xã hội. Ban soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý để hoàn thiện Dự thảo trong thời gian tới.

Theo Điều 65 quy định giá dịch vụ đào tạo trong dự thảo Luật Giáo dục đại học

Dịch vụ đào tạo gồm: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của Luật Giáo dục.

Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.”

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: