【thứ hạng của campeonato brasileiro série a】Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-11 11:38:45 313
Lý giải tranh cãi về bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19
Bộ trưởng Tài chính Đức sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
"Hộ chiếu vaccine" phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ
Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid-19

Ý tưởng tạm thời miễn áp dụng những nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đối với vaccine ngừa Covid-19 đã được Ấn Độ và Nam Phi đề xuất với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2020. Đáng chú ý là ngày 5/5 vừa qua, Mỹ đã một thay đổi lập trường 180 độ, tuyên bố ủng hộ đề xuất này. Lãnh đạo WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng gọi đây là một “quyết định lịch sử”, trong khi một phát ngôn viên của Liên hợp quốc (LHQ) thì ca ngợi đây là một cử chỉ cho phép chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 cho các nước nghèo vốn đang rất cần vào lúc này. Sau sự “đảo chiều” của Mỹ, một loạt nước cũng đã thay đổi quan điểm của mình, như Pháp, Đức, Canada, Thụy Sĩ, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Nga..., bày tỏ sẵn sàng thảo luận.

Tuy nhiên, không phải ai cũng mặn mà với việc bãi bỏ bản quyền của vaccines ngừa Covid-19. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết chỉ “sẵn sàng thảo luận” đề xuất của Mỹ nhằm tăng tốc sản xuất và phân phối vaccine. Bà cho rằng “quyết định từ bỏ bản quyền của một tài sản trí tuệ sẽ không giải quyết được vấn đề, không đem lại thêm dù chỉ là một liều vaccine trong ngắn và trung hạn”. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh vấn đề lớn hơn là các hạn chế xuất khẩu vaccine và nguyên liệu thô của Mỹ và Anh. Theo ông, hiện nay 100% vaccine sản xuất tại Mỹ đều chỉ dành cho thị trường Mỹ.

Trong khi đó, hãng dược phẩm BioNTech của Đức cho rằng bản quyền bằng sáng chế vaccine chống Covid-19 không phải là yếu tố hạn chế việc sản xuất và cung cấp vaccine được tập đoàn Pfizer của Mỹ phát triển. Đối với BioNTech, một biện pháp như vậy sẽ không có tác dụng “trong ngắn hạn và trung hạn”.

Thực vậy, việc ủng hộ sự hủy bỏ quyền bảo hộ sáng chế vaccine lần này không phải “cây đũa thần”, bởi còn nhiều chướng ngại vật phía trước, trong đó có vấn đề tài chính và chính trị. Trước hết, cho dù nhiều hãng dược phẩm của Ấn Độ, Nam Phi và Brazil có trình độ bào chế, nhưng về thủ tục, có thể phải chờ 6-7 tháng mới có thể bắt tay vào sản xuất. Ngoài ra, cũng cần có nguồn cung ứng 500 loại nguyên vật liệu để bào chế vaccine và cần nguồn nhân lực dồi dào từ cả hai phía để chuyển giao, tiếp nhận công nghệ. Dựa trên 11 loại vaccine được bán trên thị trường, viện CEPI của Pháp (một liên minh nhằm tài trợ và hợp tác phát triển vaccine mới để phòng và kiềm chế các bệnh truyền nhiễm) cho biết tính trung bình, mỗi dự án phát triển vaccine cần 10 năm, với số tiền đầu tư 2,8-3,7 tỷ USD và tỷ lệ thất bại ở thời điểm khởi đầu dự án lên tới 94%. Nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo đảm, các hãng bào chế sẽ rất khó tìm được nhà đầu tư tài chính.

Trong khi đó, ngay cả khi quyền bảo hộ sáng chế được dỡ bỏ thì cũng phải mất “từ 6 đến 12 tháng” để một cơ sở mới có thể đi vào hoạt động sản xuất loại vaccine này. Và để đạt được bước đi này phải thông qua việc sửa đổi thỏa thuận TRIPS hiện nay của WTO, vốn phải mất không chỉ vài tháng mà thậm chí là vài năm.

Thống kê của hãng tin AFP (Pháp) cho thấy gần 1,25 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm tại ít nhất 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng 45% trong số đó đã được sử dụng tại những nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,3% liều vaccine đã được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới. Trong khi đó, chương trình tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19 của WHO (ACT-A) vẫn còn thiếu 19 tỷ USD so với mục tiêu 22 tỷ USD trong năm nay. Ngoài ra, khoảng 35 tỷ đến 45 tỷ USD vẫn cần được huy động vào năm tới để đảm bảo hầu hết người trưởng thành trên khắp thế giới được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/120a297588.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh

Chia sẻ ước mơ

Khắc phục bệnh “hành chính hoá”

Đồng Xoài: Điều được mùa, được giá

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%

Bình Phước thiệt hại trên 600 tỷ đồng do nắng hạn

Cuộc thi làm phim dành cho học sinh

Hiệu quả từ Nghị quyết 04

友情链接