当前位置:首页 > Cúp C1

【bdkq cup tbn】Áp trần giá sữa: Còn nhiều bất cập

Loạn giá trần sữa bán lẻ,ÁptrầngiásữaCònnhiềubấtcậbdkq cup tbn đại lý đổ tại hãng

Theo thông tin mới nhất trên báo Infornet.vn, mặc dù kể từ ngày 21/6, các hãng sữa phải áp dụng giá trần bán lẻ, tuy nhiên, giá bán tại nhiều cửa hàng, đại lý sữa không giảm theo giá trần quy định, chủ quầy khẳng định hãng vẫn bán buôn giá cao.

Từ đầu tuần trở lại đây, nhiều nơi trên địa bàn thành phố như các cửa hàng, đại lí trên đường Nguyễn Thông (Q.3), Nguyễn Tri Phương (Q.10), Thống Nhất (Q. Gò Vấp) - tp Hồ Chí Minh… bán sữa bột cho trẻ em với nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt có nhiều sản phẩm bán với giá cao hơn giá trần.

Đơn cử, một số sản phẩm của hãng Vinamilk như Dialac Alpha 123 HT, loại 900g có giá bán 190.000 đồng/hộp, trong khi giá bán lẻ tối đa phải là 176.000 đồng/hộp. Nan 1 của Nestle loại 800g bán ra với giá 380.000 đồng/hộp, trong khi giá bán lẻ tối đa ở mức 371.000 đồng/hộp; Nan Pelargon loại 400g có giá bán 220.000 đồng/hộp, vượt 3.000 đồng/hộp so với giá trần. Tương tự, sản phẩm Lactogen của Nestle cũng vượt 2.000 đồng/hộp so với quy định áp trần giá bán lẻ…

Lý giải điều này, một chủ cửa hàng trên đường Nguyễn Thôngcho biết, do các hãng sữa cắt hết các khoản ưu đãi cho cửa hàng nên cửa hàng chỉ còn khoản lợi nhuận từ việc bán sản phẩm nên không thể bán giảm giá được.

Mặc dù đã tiến hành áp trần giá sữa nhưng vẫn còn nhiều biến động và bất cập

Mặc dù đã tiến hành áp trần giá sữa nhưng vẫn còn nhiều biến động và bất cập (Ảnh minh họa)

Chủ cửa hàng cũng than phiền rằng, theo quy định giá trần sữa bán lẻ tới tay khách hàng được tính bằng cách lấy giá trần bán buôn đã công bố cộng thêm 15%. Song một số đơn vị phân phối trước khi bán cho cửa hàng đã hưởng 15% này trước. Chẳng hạn như sản phẩm của Nestle, khi cửa hàng phản ứng thì họ trả lời rằng 15% là Nhà nước “cho” Nhà phân phối!?

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số mặt hàng sữa giảm giá đúng hoặc giảm nhiều hơn giá áp trần bán lẻ. Trong đó, có Abbott Grow 3, loại 900g, giá chỉ từ 250.00 – 267.000 đồng/hộp, giảm từ 4.000 – 21.000 đồng/hộp. Sữa Similac GainPlus IQ giá 412.000 đồng/hộp 900g, thấp hơn 13.000 đồng/hộp. Enfagrow A+3 giá cũng thấp hơn 23.000 đồng/hộp… Thậm chí, nếu người tiêu dùng mua với số lượng trên 1 thùng còn được giảm giá nhiều hơn nữa.

Riêng tại các siêu thị, giá cả có phần ổn định hơn khi hầu hết nơi đây đều niêm yết giá đúng bằng theo giá quy định. Trong đó, Co.opMart, có Big C Gò Vấp, Maximark… nhiều sản phẩm sữa có giá mới bằng hoặc rẻ hơn giá trần công bố từ 20.000 – 54.000 đồng/hộp, tùy theo loại.

Trao đổi với PV Infonet ngày 27/6, ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban Vật giá, Sở Tài chính TP.HCM cho biết, trong 2 ngày 25 và 26/6, thành phố có thành lập tổ liên đoàn đi kiểm tra thị trường sữa và phát hiện một số cửa hàng nhỏ lẻ bán không đúng với quy định áp giá trần.

Người tiêu dùng đã thực sự hưởng lợi?

Báo VTV Online cũng cho hay, liệu người tiêu dùng có thực sự được hưởng lợi từ việc áp trần giá sữa, bởi hiện nay bức tranh tổng thể về giá cả, mẫu mã sữa vẫn còn nhiều rắc rối.

Kể từ ngày 1/6/2014, quyết định áp giá trần đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của Bộ Tài chính chính thức có hiệu lực. Đó là một tin vui cho người tiêu dùng. Càng phấn khởi hơn vì kể từ ngày 21/6 vừa qua, lần đầu tiên mặt bằng giá sữa trên thị trường diễn biến theo chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, có một vấn đề đang được các nhà quản lý cũng như nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ quan tâm lúc này là, liệu người tiêu dùng có thực sự được hưởng lợi từ việc áp trần giá sữa, bởi hiện nay bức tranh tổng thể về giá cả, mẫu mã sữa vẫn còn nhiều rắc rối.

Tại TP Cần Thơ - một trong ba địa bàn trọng điểm của cả nước đang triển khai kiểm tra việc thực hiện quyết định áp trần giá sữa của Bộ Tài chính, đã có 38 đơn vị kinh doanh sữa trên địa bàn TP Cần Thơ thực hiện việc đăng ký giá bán theo quy định. Qua kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường, hầu hết 25 sản phẩm sữa trong danh mục áp trần đều thực hiện niêm yết và bán theo đúng giá quy định.

Người tiêu dùng đã thực sự hưởng lợi khi thị trường sữa có quá nhiều bất cập

Người tiêu dùng đã thực sự hưởng lợi khi thị trường sữa còn nhiều bất cập (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn ra là, một số sản phẩm nằm trong danh mục áp trần như Enfamil A + 1, Enfamil A + 2… loại 900 của Mead Johnson hiện rất hiếm hàng. Nhà cung cấp đã đưa ra thị trường sản phẩm thay thế là Enfamil A+ 360 độ Brain Plus với giá bán cao hơn so với mẫu cũ khoảng 100.000 đồng/hộp.

Điều này cũng đồng nghĩa, người dân buộc phải sử dụng dòng sản phẩm mới với mức giá cao, còn đơn vị Quản lý thị trường thì chưa có đủ căn cứ để xác định sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng giữa mẫu cũ và mẫu mới.

Như vậy, thực tế một bộ phận người tiêu dùng không được hưởng lợi từ việc áp trần giá sữa đã rõ. Ngành chức năng cũng khó có thể quy kết rằng, các doanh nghiệp đã sử dụng chiêu trò để “lách luật”.

Một câu hỏi đặt ra là, thời gian tới, liệu tiến trình đưa thêm nhiều sản phẩm sữa vào danh mục áp giá trần có theo kịp tốc độ thay đổi tên gọi, mẫu mã của các sản phẩm? Và nếu như mẫu mã mới ra đời mà không công khai rõ thành phần dinh dưỡng bổ sung thì người tiêu dùng hoàn toàn có lý do để nghi ngờ về chất lượng đằng sau việc khoác lên sản phẩm một chiếc áo mới.

Do vậy, để bình ổn thị trường sữa và giúp người tiêu dùng yên tâm, cần có biện pháp hiệu quả để đánh bại những chiêu lách luật của các hãng sữa.

Nguyễn Dung (T/h)

 

Tăng cường thắt chặt quản lý giá sữa

分享到: