【đội hình vfl bochum gặp borussia mönchengladbach】Xử phạt nồng độ cồn, từ hương ước xưa đến pháp luật nay

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 Công an Quảng Điền đo nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: THÁI BÌNH

Quy định việc uống rượu tại đình làng, Khoán định xã Xuân Hòa (Hương Long, TP. Huế) nhấn mạnh đến việc giữ khuôn phép: “trên dưới mời nhau, ngõ khắp mỗi người một chén, chẳng được túy ẩm hôn cuồng, mới trọn chữ nhân hòa tục mĩ”. Tương tự, Điều lệ Dã Lê Thượng (Thủy Phương, Hương Thủy) nghiêm cấm việc “dùng rượu nói điều cán quấy”. Trong khi đó, chế tài xử phạt trong Điều lệ An Gia (Sịa, Quảng Điền) lại cụ thể hơn: “Phàm trong xã có các buổi lễ Xuân kỳ Thu tế và các buổi lễ tiết khác, cần phải giữ nghiêm túc, lớn bé có thứ lớp, nói năng ăn uống phải tuân theo. Nếu rượu say to tiếng thì từ viên quan đến lý dịch phải chịu phạt vạ một heo, còn dân thường thì phải chịu đòn 50 roi để răn đe”.

Tục làng Lễ Khê lại chia ra các mức độ xử phạt khác nhau đối với việc say rượu trong các dịp yến tiệc: Nếu nói bậy phạt 2 hào, chửi mắng lần đầu phạt 4 hào (hoặc mâm cau trầu rượu) và tăng thêm nếu tái phạm, đến lần thứ 3 thì “ghi tên niêm yết ở các công sở và kê phẩm hạnh của tên ấy trình lên quan trị tội”. Ngay cả chủ nhà, nếu để người khác say rượu chửi bậy trong tiệc mừng của gia đình mình cũng bị phạt 1 đồng và tăng thêm nếu tiếp tục tái diễn.

Sự phổ biến của các chế tài liên quan đến việc say rượu trên đây cho thấy, tệ rượu chè từ lâu đã trở thành một vấn nạn phổ biến ở chốn làng quê. Tuy nhiên, hệ lụy của nạn uống rượu quá chén ngày xưa chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc gây ồn ào, thất lễ, diễn ra trong phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp, trong các dịp giao tế có tính định kỳ (hương hội, kỵ giỗ, lễ mừng) và tập trung ở nam giới. Ngày nay, sự đa dạng của các thức uống có cồn, sự mở rộng của các mối quan hệ xã hội, sự gia tăng của việc đi lại… đã khiến hậu quả của việc uống rượu, bia thiếu kiểm soát, trở nên nghiêm trọng hơn.

Để hạn chế tác hại, hệ lụy mà rượu, bia gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 351/TTG (1996) về việc cấm uống rượu trong giờ làm việc và cấm say rượu nơi công cộng; Luật an toàn giao thông (2008) với những chế tài xử phạt liên quan đến điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng có cồn trong cơ thể. Gần đây, có thể kể đến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia (2019), Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt…

Bên cạnh những quy định luật pháp hiện nay, nhìn lại hương ước xưa, có thể thấy những quy ước ở phạm vi gia đình, làng xã có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân có ý thức sử dụng rượu, bia một cách chừng mực, lành mạnh, văn minh. Trừ một số quy ước không còn phù hợp (như đánh đòn roi) thì các chế tài xử phạt cụ thể, tương ứng với từng mức độ vi phạm mà hương ước xưa đưa ra là những kinh nghiệm còn giá trị. Các quy định nhằm hạn chế việc sử dụng rượu trong tang ma, hiếu hỷ, lễ tiết hay hội họp một cách nghiêm minh trong hương ước cũng cần xem xét lại và đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi mà đây đang thực sự là vấn nạn không ở cả nông thôn mà thành thị.

La liga
上一篇:Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
下一篇:Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối