当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỷ số verona】Thận trọng với quảng cáo thực phẩm chức năng 正文

【tỷ số verona】Thận trọng với quảng cáo thực phẩm chức năng

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-26 06:04:08

Báo Cà Mau(CMO) Tình trạng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng như thuốc chữa bệnh, lợi dụng danh nghĩa, uy tín của nhân viên y tế, cơ sở y tế để quảng cáo vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng.

Ngày nay cụm từ thực phẩm chức năng không còn xa lạ đối với nhiều người. Chỉ cần một thao tác tìm kiếm đơn giản trên trên mạng xã hội, Google, không cần chờ đợi lâu là có ngay hàng trăm trang web, diễn đàn, tài khoản cá nhân khác nhau quảng cáo các loại sản phẩm như viên nang, nước uống, bột, siro... dành cho đủ mọi đối tượng, lứa tuổi.

Mặc dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng các sản phẩm này đã được không ít nhà sản xuất, phân phối đua nhau quảng cáo trên các trang mạng, thậm chí là các cơ quan truyền thông chính thống.

Kèm với đó là các tác dụng thần thánh đã được thổi phồng lên đến mức khó chấp nhận được. Chẳng khác nào thần dược chữa bách bệnh, thậm chí là các bệnh nan y.

Việc quảng cáo với tần suất cao, nhiều nội dung quảng cáo không chính xác, lập lờ, đã gây không ít hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Từ đó, trên thực tế đã có không ít người bỏ ra số tiền tương đối lớn để đeo đuổi giấc mơ chữa bệnh từ "thần dược" mang tên thực phẩm chức năng. Thậm chí, có trường hợp tuy biết mình bị mắc nhiều chứng bệnh cần sự can thiệp từ y tế, song lại không đi thăm khám mà tìm mua các loại thực phẩm chức năng được rao bán trên mạng hoặc truyền miệng để sử dụng.

Nhiều hội, nhóm sử dụng câu chữ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng như thuốc chữa bệnh trên các nền tảng mạng xã hội, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. (Ảnh chụp màn hình)

Theo đánh giá của Cục An toàn thực phẩm, đối với hoạt động trên, thời gian qua ghi nhận nhiều vi phạm, chủ yếu là quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ; quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Giả danh Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.

Liên quan vấn đề này, trong năm 2020, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm về quảng cáo 48 cơ sở (với 54 hành vi vi phạm), tổng số tiền phạt hơn 2, 2 tỷ đồng. Năm 2021, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm 28 cơ sở (với 40 hành vi vi phạm), tổng số tiền phạt hơn 1,5 tỷ đồng

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, thực tế, nhiều doanh nghiệp là chủ sở hữu bản công bố sản phẩm nhưng không thừa nhận và không đứng tên thực hiện các quảng cáo vi phạm. Do vậy, cơ quan chức năng không xác định được đối tượng vi phạm, nên không thể xử lý. Với các trường hợp này, cục đã cảnh báo trên website của cục và thông báo để các báo đăng tin. Năm 2020, 2021, website cục (vfa.gov.vn) đã đăng 246 bài cảnh báo về vấn đề này.

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, mới đây, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các ngành có liên quan và y tế các địa phương về những vấn đề liên quan đến thực trạng quảng cáo thực phẩm chức năng trong thời gian qua. Theo đó, hội nghị nhìn nhận, hiện nay các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là báo mạng, website còn rất phổ biến, quảng cáo tràn lan trên Zalo, Facebook, Youtube, các website có chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài khó kiểm soát; một số website, trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài, ngành chức năng gặp nhiều khó khăn trong quản lý nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm.

Một số công ty thuê địa điểm, tổ chức đào tạo nhân viên gọi điện thoại, tư vấn, giả danh bác sĩ, dược sĩ tư vấn bệnh, doạ dẫm khách hàng để tư vấn liệu trình điều trị bệnh, thực tế là bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Trên giao diện một số báo điện tử có hình ảnh sản phẩm link theo website quảng cáo sản phẩm hoặc trên báo giấy đăng quảng cáo sản phẩm thực phẩm vi phạm. Lãnh đạo các cơ quan phát hành quảng cáo, như báo, đài, trang website cần tăng cường kiểm soát, thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cho biết, thời gian qua, hoạt động quảng cáo luôn được đơn vị thẩm định cẩn thận, đảm bảo các quy định cũng như phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt động quảng cáo trực quan đối với các loại thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh gần như không có. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận là việc sử dụng các nền tảng của môi trường mạng để thực hiện quảng cáo, buôn bán có xu hướng gia tăng. Vấn đề này rất cần được nhìn nhận đúng mức, cần có sự phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm ở lĩnh vực này nhằm tạo sự răn đe, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Để kiểm soát hiệu quả việc quảng cáo thực phẩm chức năng, nhiều ý kiến cho rằng cần rà soát lại quy trình cấp phép quảng cáo các sản phẩm loại này. Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần phải công khai các cơ sở vi phạm, thậm chí là trang điện tử vi phạm trong hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng biết và thận trọng lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng./.

 

Văn Đum

 

标签:

责任编辑:World Cup