游客发表
发帖时间:2025-01-26 00:03:49
Báo cáo tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã nêu bật được quyết tâm trong điều hành, để đạt mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của QH cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển trước mắt cũng như lâu dài.
“Đất nước ta chưa bao giờ có vị thế như ngày nay”
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 của QH ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về phòng chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta đã đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt; nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% (đã báo cáo trên 6,8%), thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt 9,9% dự toán; nợ công ở mức 54,7% GDP (đã báo cáo 56,1%)... Thủ tướng Chính phủ nhắc lại lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay” như là lời tổng kết ngắn gọn, đầy đủ nhất khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong năm 2019.
Bước sang năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cho biết, những tháng đầu năm ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội là không nhỏ, nhưng “chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế”. Minh chứng là, mặc dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 2,2%; trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 4,2%. Thu NSNN 4 tháng đạt 32,5% dự toán. Tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm nhu cầu chi NSNN cho phòng chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và các nhiệm vụ chi cấp bách. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường...
Chính phủ đã đề ra 9 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội năm 2020. Thủ tướng Chính phủ cho biết, cùng với làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Chính phủ sẽ chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Chính phủ đề xuất thực hiện miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp NSNN của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Chính phủ cũng đề nghị QH xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho giai đoạn 2022 - 2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn…
Trong nhóm các giải pháp về chính sách tài khóa, Chính phủ cho biết sẽ điều hành chủ động, linh hoạt. Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cắt giảm chi hành chính, hội họp, đi công tác…
Kiểm soát chặt các khoản chi, giảm chi thường xuyên
Thẩm tra báo cáo Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020, Ủy ban Kinh tế của QH đề nghị Chính phủ cần chủ động xây dựng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả giai đoạn.
Ủy ban Kinh tế nhận định, tổng thu NSNN năm 2019 vượt khá cao so với dự toán, bội chi giảm. Thị trường tài chính hoạt động tương đối ổn định. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện…
Nhận định về tình hình kinh tế - xã hội và NSNN 4 tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát cơ bản bình quân tăng cao gây lo ngại về áp lực lạm phát cho các quý tiếp theo. Về thu NSNN, Ủy ban Kinh tế cho rằng, thu NSNN trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm khi nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với các biện pháp ưu đãi về thuế. Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức lớn. Vốn giải ngân thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia còn chậm.
Theo ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy ban đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện. Trong thời gian tới, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn trong đó có kịch bản với dự báo chưa thể khống chế dịch bệnh trong năm 2020; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời, Chính phủ phải kiểm soát có hiệu quả những nhiệm vụ chi cần thiết, thực hiện tiết giảm mạnh hơn chi thường xuyên trong các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước. Các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, ngân sách, tín dụng để kích thích sản xuất và khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 phải bảo đảm đúng đối tượng, liều lượng và thời điểm, tính toán kỹ khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
Chính phủ cũng cần có cơ chế, chính sách, giải pháp để phát triển sản xuất trong nước, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nội địa; phát huy vai trò của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư chậm giải ngân; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa lớn…
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của QH, một số đại biểu QH bày tỏ đồng tình và đánh giá cao nỗ lực trong điều hành của Chính phủ thời gian qua. Từ điểm cầu của tỉnh Quảng Trị, đại biểu QH Hà Sỹ Đồng – Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, trong khi phải “chống dịch như chống giặc” thì chúng ta đồng thời đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cử tri và đại biểu QH rất phấn khởi, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và hành động quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ. Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo đà cho tăng trưởng.
Mặc dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I năm 2020 vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 2,2%; trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 4,2%. Thu NSNN 4 tháng đạt 32,5% dự toán. Tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm nhu cầu chi NSNN cho phòng chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và các nhiệm vụ chi cấp bách. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường... |
Minh Anh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接