Thời gian qua,ởrộngcơsởthuHướngđiđúngđểchốngthấtthoátngânságiải vô địch tho nhi ky trước bối cảnh NSNN có nhiều khó khăn, ngành Tài chính đã có nhiều nỗ lực để hạn chế tối đa tình trạng thất thoát trong quá trình thu NSNN. Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực này?
Trong thời gian qua, ngành Tài chính đã có nỗ lực vượt bậc trong chống thất thu ngân sách bằng việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về thuế để vừa tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh vừa tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, phòng ngừa lợi dụng trốn thuế. Đồng thời, phát huy đầy đủ các chức năng của quản lý thuế, từ tuyên tuyền hỗ trợ người nộp thuế đến quản lý kê khai, thanh tra và kiểm tra thuế, kết quả sau thông quan, chống buôn lậu, đến cưỡng chế nợ thuế. Trong đó, đặc biệt tập trung vào các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại của cơ quan Hải quan và công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thuế, kiểm soát chuyển giá của cơ quan thuế các cấp. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm tra sau thông quan thời gian qua đã tập trung vào những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế, về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, về ưu đãi thuế, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, các doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ... Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua những con số thống kê được Bộ Tài chính và các Tổng cục công bố. Kết quả tốt của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm tra sau thông quan không chỉ trực tiếp chống thất thu mà còn có tác động cảnh báo, ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế của DN, người nộp thuế.
Theo ông, công tác này còn tồn tại điểm hạn chế nào?
Mặc dù có nỗ lực vượt bậc và có nhiều thành công như đã nói trên, song công tác chống thất thu ngân sách vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Một vài văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế vẫn còn những kẽ hở để người nộp thuế lợi dụng trốn thuế, tránh thuế. Ở một số địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đạt hiệu quả cao do chưa vận dụng tốt kỹ thuật quản lý rủi ro vào thanh tra, kiểm tra thuế và một phần do trình độ của một bộ phận công chức thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Một số ít công chức trong ngành Tài chính suy thoái về đạo đức, bao che cho các hành vi sai trái của người nộp thuế.
Để chống thất thu NSNN, bên cạnh siết chặt công tác quản lý, ngành Tài chính đang triển khai giải pháp mở rộng cơ sở thu. Theo ông hướng đi này liệu có đúng?
Đây chính là một hướng đi đúng mà cơ quan Thuế của các nước đều làm và một số tổ chức quốc tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) cũng khuyến nghị Việt Nam nên làm như vậy. Muốn mở rộng cơ sở thu, cần sửa đổi quy định pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng cao cấp và không có lợi cho sản xuất và đời sống; mở rộng đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường; thu hẹp diện không chịu thuế Giá trị gia tăng; giảm đối tượng được miễn thuế, giảm thuế với những đối tượng phù hợp. Những vấn đề này, về cơ bản, đã được Bộ Tài chính đưa vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật thuế xin ý kiến xã hội để trình Quốc hội trong thời gian tới.
Dưới góc độ một chuyên gia về thuế, ông có kiến nghị gì để công tác chống thất thu ngân sách được hiệu quả hơn?
Có nhiều việc cần làm để nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế trong thời gian tới. Trong đó, những việc sau đây là tối quan trọng:
Một là, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật về thuế do Bộ Tài chính ban hành và tham mưu để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về thuế thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo hướng minh bạch và đơn giản, vừa tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh vừa quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa gian lận thuế.
Hai là, hoàn thiện các quy trình quản lý thuế theo hướng tăng cường ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào mọi khâu công việc trong quản lý thuế, quản lý hải quan; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế và hải quan.
Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao cả trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho công chức thuế, công chức hải quan.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của công chức thuế, công chức hải quan.
Năm là, nâng cao hiệu quả, hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan.
Và cuối cùng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Xin cảm ơn ông!
Ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Thời gian vừa qua, ngành Thuế đã tạo được những dấu mốc quan trọng trong việc cải cách về chính sách pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc làm này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách và chống thất thu mà toàn ngành Thuế luôn đặt lên hàng đầu. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, Tổng cục Thuế đã nỗ lực triển khai các dịch vụ điện tử trên phạm vi toàn quốc. Các dịch vụ này đã và đang góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đồng thời những cải cách này đã tạo nên dấu ấn về đổi mới và hội nhập sâu sắc cho ngành Thuế Việt Nam. Thời gian tới, chính sách thuế sẽ tiếp tục được sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và đổi mới công nghệ. Ngành Thuế sẽ tiếp tục tập trung triển khai dịch vụ khai nộp thuế điện tử; hoàn thuế điện tử; phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng để đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử. Đồng thời nâng cấp kho cơ sở dữ liệu quản lý thuế của cơ quan Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành Thuế; tăng cường dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế sử dụng hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử và các dịch vụ của cơ quan Thuế. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực cho các doanh nghiệp trên cả nước. Đặc biệt, thời gian tới đây ngành Thuế sẽ thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chức năng: Thanh tra, kiểm tra, thu nợ… Nhất là công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử, ngăn chặn và đẩy lùi gian lận, trốn thuế với hình thức kinh doanh mới này sẽ được cơ quan Thuế tập trung triển khai quyết liệt. Ông Lưu Mạnh tưởng, Cục trưởng Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan): Với lộ trình cắt giảm thuế quan, việc giảm thu thuế do thực hiện các cam kết khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2018 sẽ làm thu NSNN của ngành Hải quan giảm khoảng 30.150 tỷ đồng. Vì vậy, việc hoàn thành chỉ tiêu thu 293.000 phấn đấu mà Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Hải quan sẽ gặp không ít khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2018, nhóm giải pháp đầu tiên mà toàn ngành Hải quan đã và đang thực hiện là tạo thuận lợi cho DN, tập trung triển khai các đề án trọng tâm lớn của ngành: Đề án quản lý, giảm sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không; Đề án quản lý hàng gia công, sản xuất XK; Đề án thu thuế và thông quan 24/7… nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, hạn chế việc DN lợi dụng sơ hở chính sách để trục lợi… qua đó để tăng thu NSNN. Cùng với đó, hàng loạt giải pháp chống thất thu NSNN cũng đã được Tổng cục Hải quan đưa ra và được hải quan các tỉnh, thành phố áp dụng thực hiện như: Tăng cường công tác quản lý hải quan kịp thời phát hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại gây thất thu NSNN. Trong đó, tập trung công tác giá, rà soát Danh mục quản lý rủi ro về giá để xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn, kiểm tra sau thông quan có hiệu quả; vấn đề phân loại, áp dụng mức thuế cũng cần được chú trọng tránh tình trạng phân loại không thống nhất. Thực hiện rà soát kiểm tra trường hợp miễn thuế, đặc biệt là các trường hợp miễn thuế dự án ưu đãi đầu tư, do có sự khác biệt về chính sách ưu đãi đầu tư giữa Luật Thuế XK, thuế NK số 45 và Luật thuế XK, thuế NK số 107; Tập trung phân tích đánh giá rủi ro sau thông quan đối với hàng luồng Xanh để tổ chức kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra chuyên đề kịp thời cảnh báo khâu thông quan, tránh sai sót lặp lại; Tổ chức thu hồi nợ có khả năng thu hồi, không để phát sinh nợ, đặc biệt với các khoản nợ sau thanh tra, kiểm tra sau thông quan; xử lý các khoản nợ còn vướng mắc trong kiểm tra, thanh tra. Đặc biệt giải pháp quan trọng tác động trực tiếp đến nhiệm vụ thu NSNN của các đơn vị hải quan địa phương, là Cục hải quan các tỉnh, thành phố cần theo dõi, bám sát tình hình thực tế; đặc biệt là các nguồn thu, cơ sở thu, đảm bảo đưa ra nhóm giải pháp phù hợp với đặc thù địa bàn, đồng thời báo cáo Tổng cục có tháo gỡ kịp thời. Thùy Linh - Thu Trang (ghi) |