Thủ tướng: Điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực cản trở 'vùng đất Chín Rồng' cất cánh Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị BRICS mở rộng tại Nga Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ vốn để người dân khôi phục sản xuất,ủtướngyêucầutriểnkhaiđồngbộcácgiảiphápbảođảmcungứngđủđiệnổnđịnhlâudàsố liệu thống kê về sydney fc gặp melbourne city kinh doanh sau bão Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình bảo đảm cung ứng điện từ nay đến cuối năm, năm 2025 và các năm tiếp theo.
Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành Trung ương liên quan; lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện, năng lượng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Kiên quyết không để thiếu điện
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.
Thủ tướng nêu rõ, để bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7%, tăng trưởng điện phải ở mức 10% và năm tới cũng phải ít nhất như vậy trở lên. Nước ta đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước mà để thiếu điện, không thể được. Vì vậy, các bộ, ngành, đơn vị phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, rút kinh nghiệm việc điều hành điện những tháng mùa khô năm 2023.
"Tinh thần nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; phải có tầm nhìn xa trong giải quyết vấn đề này", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, trong công tác đầu tư các hạ tầng chiến lược, nhất là sắp tới triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, hay như các dự án đường cao tốc hiện nay, cần phải huy động tổng lực của cả hệ thống chính trị vào cuộc mới có thể làm được. Phải mạnh dạn làm, trên thực tế, việc này được triển khai hiệu quả, làm với tinh thần vì dân, vì nước.
"Chúng ta kiên quyết không để thiếu điện cho năm 2025 bởi nếu để thiếu điện, không nhà đầu tư nào muốn vào. Điều đó khẳng định chúng ta đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã nói không thiếu điện là không thiếu điện, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng khẳng định và cho rằng, vấn đề hiện nay cần bàn là có giải pháp căn cơ bảo đảm điện cho những năm tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện, năng lượng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Thủ tướng yêu cầu, việc thông tin tuyên truyền vấn đề này phải phải chuẩn xác, khách quan; đồng thời biểu dương EVN và các cơ quan liên quan trong thời gian qua đã nỗ lực điều hành, điều chỉnh các giải pháp cần thiết, phù hợp, cương quyết không để thiếu điện cho năm 2024 và nói chung.
"Đến thời điểm này, có thể khẳng định, chúng ta sẽ thực hiện được thực hiện được mục tiêu này. Chúng ta cương quyết thực hiện thi công Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trong 6 tháng thì trong 6 tháng đã thực hiện được. Đây là tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện",Thủ tướng nói.
Khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan những dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc
Thủ tướng đặt vấn đề, năm 2025, theo tính toán, thiếu hơn 2.000 MW, xa hơn nữa, từ năm 2026 trở lên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điện phải gấp 1,5 lần. Do đó, trước hết, phải giải quyết về thể chế; Quy hoạch Điện VIII phải điều chỉnh; đa dạng hóa các nguồn điện, tập trung nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi; khắc phục các hậu quả tồn đọng, nhất là các nguồn điện đã đầu tư đang vướng mắc. Quan điểm là Chính phủ nhất quán, xuyên suốt, lãnh đạo chỉ đạo về cung ứng điện luôn đi sớm một bước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực theo hướng vừa quản lý được chặt chẽ, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ xin cho, quan liêu bao cấp, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ.
Với giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty căn cứ ước tính nhu cầu điện tăng khoảng 12-14% để xây dựng, triển khai các kịch bản về nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý một số nội dung cụ thể liên quan việc đa dạng hóa các nguồn điện, bảo đảm các nguồn điện nền, chuyển dần từ điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Cùng với đó, hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tích cực phát triển hệ thống tích điện, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan các dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc.
Về thủy điện, Thủ tướng yêu cầu điều tiết các hồ chứa hài hòa giữa nhu cầu tưới tiêu và bảo đảm phát điện cho cao điểm mùa khô tại miền Bắc.
Về điện khí, Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B-Ô Môn vào cuối năm 2026; tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.
EVN bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế
Theo báo cáo của EVN, trong 9 tháng đầu năm 2024, EVN đã đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt nhân dân trong bối cảnh nhu cầu điện tăng trưởng rất cao do kinh tế tiếp tục hồi phục.
Trong đó, điện sản xuất và nhập khẩu 9 tháng đạt 232,8 tỷ kWh, tăng 10,97% so với cùng kỳ 2023. Điện thương phẩm 9 tháng đầu năm 2024 đạt 208,3 tỷ kWh, tăng 11,32% so với cùng kỳ năm 2023. Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 5,47%, tăng 12,72%.
EVN đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về việc đảm bảo cung ứng đủ điện, điều tiết vừa đáp ứng yêu cầu cung ứng điện vừa thực hiện cắt, giảm lũ cho vùng hạ du.
Về đảm bảo nhiên liệu cho sản xuất điện, EVN đã phối hợp tốt với TKV, TCT Đông Bắc trong việc cung cấp than cho các nhà máy điện, ưu tiên sử dụng tối đa than sản xuất trong nước để tăng cường sản xuất trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với PVN/PVGAS trong việc cung cấp khí tự nhiên và LNG cho phát điện.
Theo tính toán, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Hiện nay, EVN đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Trong đó, các dự án đang thi công gồm: Thủy điện Yaly mở rộng, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I; các dự án đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư: Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bắc Ái, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, các dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất, các Nhà máy điện mặt trời Phước Thái…
Cùng với đó, đang triển khai các thủ tục liên quan để thực hiện những dự án nguồn điện mới trong Quy hoạch điện VIII như Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, Thủy điện Tuyên Quang mở rộng, các thủy điện Sê San 3, 4 mở rộng, dự án điện gió ngoài khơi bắc Bộ.
Về lưới điện, ngoài dự án đường dây 500 kV mạch 3, hiện nay, EVN đang đôn đốc triển khai các dự án lưới điện trọng điểm gồm dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào và các dự án giải tỏa thủy điện Tây Bắc, đấu nối nguồn điện khí.
Trong đó, hoàn thành 2 liên kết nhập khẩu 220 kV Nậm Mô - Tương Dương, Bờ Y; hiện đang thực hiện 3 liên kết, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024 là 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ, Nậm Sum - Nông Cống, Nam Emoun - Trạm cắt Đăk Ooc; đã trình chủ trương đầu tư đường dây 500 kV Lào Cai - Việt Trì, đang triển khai đường dây 220 kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ - Việt Trì. Ngoài ra, có các dự án đấu nối nguồn điện khí như: lưới điện đồng bộ với Nhà máy Nhiện điện Nhơn Trạch 4, 3.
顶: 52892踩: 1
【số liệu thống kê về sydney fc gặp melbourne city】Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài
人参与 | 时间:2025-01-09 23:41:45
相关文章
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- May Sông Hồng mang ‘đông ấm’ đến Tả Van, Sa Pa
- Mẹ ung thư di căn chảy nước mắt khi con trai nhường suất cơm từ thiện
- EVNGENCO1 ủng hộ người dân vùng bão lũ 500 triệu đồng
- Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- Ước mơ của cậu học sinh nghèo Nam Định khiến ai nghe cũng nhói lòng
- Mẹ nghèo xót xa khi con trai vừa bị chấn thương sọ não lại mắc bệnh tim
- Bi đát cả gia đình bị bệnh hiểm nghèo chờ tử thần khiêng đi
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 7/2024
评论专区