Nhất trí cao với mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 6% Tại phiên thảo luận,ĐạibiểuQuốchộilạcquanvớitriểnvọngkinhtếkết quả lyon nhiều đại biểu đánh giá cao các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của Chính phủ thời gian qua. Lạm phát đã giảm từ 2 con số xuống chỉ còn khoảng 5%, nhờ đó lãi suất ngân hàng giảm; đặc biệt trong khi lãi suất huy động giảm sâu thì huy động vốn vào trong hệ thống ngân hàng vẫn tăng. Cán cân thương mại của nước ta từ nhập siêu đã chuyển sang cân bằng và xuất siêu, cán cân vãng lai được cải thiện rõ rệt. Đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Thái Bình) chia sẻ, thu NSNN năm 2014 dự kiến vượt dự toán. Đây là kết quả đáng mừng, bởi ngay khi xây dựng dự toán, nhiều câu hỏi đã đặt ra là liệu có đạt được dự toán thu không? Cũng tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ trong việc hỗ trợ về vốn, tín dụng, xúc tiến thương mại. Theo đại biểu Đặng Thành Tâm (TP. Hồ Chí Minh), điểm sáng trong năm qua chính là lãi suất hạ thấp, thậm chí có khoản vay chỉ khoảng 8%, huy động 6%; DN có thể vay nếu dự án tốt, không cần thế chấp. Cuối năm kỳ vọng tăng trưởng tín dụng 12- 14%. Đại biểu Đặng Thành Tâm đề nghị, năm 2015 nên đạt ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn 6,2%. Ông Tâm lý giải, Việt Nam chuẩn bị ký hiệp định thương mại tự do, TPP..., đặc biệt trong năm 2014 quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ rất tốt, nhiều đoàn Hoa kỳ đã đến Việt Nam và họ cũng dự định nếu TPP ký sớm thì họ sẽ đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam. Như vậy dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp sẽ tăng mạnh trong năm 2015. Đại biểu Đặng Thành Tâm kiến nghị để GDP ở mức 6,5% là phù hợp, lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng GDP. Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2015 vẫn có thể cải thiện hơn, có thể nâng lên 6,5% vì nước ta còn nhiều tiềm năng". Ngoài những vấn đề kinh tế, các đại biểu cũng tập trung thảo luận nhiều vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, chế độ tiền lương của cán bộ, công chức còn nhiều bất cập chưa đảm bảo đời sống; tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, tội phạm gia tăng nhất là tội phạm mạng; việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế gặp nhiều khó khăn… Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị, hiện nay có tình trạng vốn chờ công trình, bởi các thủ tục hành chính còn nhiêu khê, giải ngân chưa làm đồng bộ…, cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng này. Chính sách cần hướng đến DN nhiều hơn Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, 9 tháng đầu năm, số DN phá sản là 48,3 nghìn DN, thành lập mới hơn 53 nghìn DN. Tuy nhiên, cần phân tích cụ thể tình hình giải thể và thành lập mới để đánh giá thực trạng hiện nay. Hiện có không ít DN không muốn xây dựng thương hiệu, chỉ thành lập mới, làm dự án xong thì giải thể theo kiểu ăn xổi, không muốn xây dựng thương hiệu dài lâu. Có không ít DN lớn thay vì bán dự án đã thành lập DN mới, làm xong rồi giải thể. Con số DN giải thể và thành lập mới chưa phản ánh hết vấn đề của DN hiện nay, cần phải nhìn vào thực tế và tìm hiểu vấn đề này, có hay không tình trạng DN giải thể nhằm trốn tránh nhiều vấn đề như tranh tra, kiểm toán, trong đó có bảo hiểm xã hội. Vì vậy các chính sách cần quan tâm và có cơ chế giám sát phù hợp thì mới đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của DN. Theo Đại biểu Vũ Viết Ngoạn, các chính sách nên theo hướng hỗ trợ cho DN tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Kết quả đạt được là đáng mừng, tuy nhiên lòng tin của DN, của thị trường còn thấp. Chừng nào thị trường chưa có lòng tin nhiều thì DN chưa thể quan tâm đến đầu tư dài hạn. "Tôi thiên về ý kiến thứ hai trong báo cáo của Ủy ban kinh tế là năm tới cần quan tâm, hỗ trợ DN nhiều hơn để duy trì, thúc đẩy kinh tế", Đại biểu Vũ Viết Ngoạn nhấn mạnh. Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, những nỗ lực gia nhập các hiệp ước quốc tế là cơ hội lớn cho các DN Việt Nam. Tại kỳ họp lần này còn có một động thái mới là một luật thuế sửa đổi nhiều luật thuế, một thông tư sửa đổi nhiều thông tư. Đây là động thái tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Những vấn đề của môi trường kinh doanh nếu chúng ta muốn cải cách thì phải đẩy nhanh, không thể chậm trễ. Tuy nhiên, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, Luật thuế đã sửa rất tốt, nhưng Luật lao động quy định 200 – 300 giờ là rất bất hợp lý, năng suất của chúng ta đang thấp, DN cần sản lượng, mà lại khống chế giờ làm thêm. Không có nước nào quy định chặt chẽ như vậy. Nhấn mạnh tới sự bảo đảm để phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng cần phải tạo lập một thị trường tốt để doanh nghiệp yên tâm đầu tư dài hạn. Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) kiến nghị, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN. Như báo cáo của Ủy ban kinh tế đã nói, DN phá sản trước đây chủ yếu là DN nhỏ, nay thì đã có nhiều DN lớn cũng khó khăn, phá sản. Sau khủng hoảng, nhiều DN đã có bài học, tự cấu trúc, tái cơ cấu, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ kịp thời để DN vươn lên, làm tốt hơn./. H.C |