您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【91.link bong da】Cán bộ, công chức, viên chức không được đầu tư ra nước ngoài

Nhà cái uy tín534人已围观

简介Làm rõ khái niệm vốn đầu tư ra nước ngoàiBộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự thảo Nghị định của Chín ...

ĐT

Làm rõ khái niệm vốn đầu tư ra nước ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài,ánbộcôngchứcviênchứckhôngđượcđầutưranướcngoà91.link bong da hướng dẫn Luật Đầu tư 2020, thay thế Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.

Theo cơ quan soạn thảo, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau 5 năm áp dụng Nghị định 83, đến nay hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang tồn tại một số vướng mắc, bất cập, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, vốn đầu tư ra nước ngoài hiện chưa được định nghĩa một cách thống nhất và rõ ràng về thành phần, ý nghĩa sử dụng mặc dù đây là khái niệm quan trọng làm cơ sở phân biệt các quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ví dụ như vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ bao gồm tiền, hiện vật thực chuyển từ trong nước ra nước ngoài hay có bao gồm tiền, hiện vật chi tiêu ở trong nước nhưng phục vụ hoạt động đầu tư ra nước ngoài như thuê dịch vụ, nhà thầu ở Việt Nam, trả lương công nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc cho dự án…? Vốn đầu tư ra nước ngoài có bao gồm khoản tiền do nhà đầu tư Việt Nam vay tổ chức ở nước ngoài mà không chảy qua Việt Nam, có bao gồm khoản tiền mà nhà đầu tư Việt Nam cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài do mình sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ vay hoặc khoản bảo lãnh của nhà đầu tư Việt Nam cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài do mình sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ để đi vay…

Bên cạnh đó là một số vấn đề phát sinh mới như hoạt động cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú gắn với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đặt ra nhu cầu xem xét việc phân công quản lý nhà nước và quy trình, thủ tục, điều kiện thực hiện.

Hiện nay, pháp luật không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết phải hạn chế để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam, cũng như đảm bảo hạn chế rủi ro về pháp lý, an ninh.

Pháp luật hiện hành cũng đang thiếu quy định về đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN này không làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của họ tại Việt Nam nói riêng và đảm bảo mục tiêu quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với thủ tục hành chính về đầu tư ra nước ngoài. Trong giai đoạn đầu sẽ triển khai áp dụng với thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hồ sơ có quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng. Hiện chưa có quy định pháp lý cho vấn đề này để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Từ thực tế này, dự thảo Nghị định được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của Nghị định 83, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung những quy định còn thiếu chưa được hướng dẫn cụ thể và những quy định mới để hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2020.

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài với ngành bất động sản, báo chí

Một trong các nội dung mới của dự thảo là bổ sung các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài, dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý DN tại Việt Nam.

Cụ thể là các trường hợp: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DNNN; người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với các pháp luật trong nước về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội; đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quy định nêu trên cũng giúp hạn chế các trường hợp cá nhân đang có vấn đề ràng buộc trong nước khi đầu tư ra nước ngoài để hạn chế những rủi ro có thể có như tẩu tán tài sản…

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản và báo chí, phát thanh, truyền hình. Theo đó, điều kiện với ngành báo chí, phát thanh, truyền hình là nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam. Điều kiện với ngành kinh doanh bất động sản là nhà đầu tư là DN thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân như dự thảo Nghị định sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh, cơ quan soạn thảo cho biết.

Dương An

Tags:

相关文章