Yêu nhanh,ìnhtrămnămtậpNgườivợtừngmuốnlyhônvìkhôngthểdu doanbong da cưới vội
Xuất hiện trong tập 157 chương trìnhTình trăm năm, ông Nguyễn Ngọc Anh (70 tuổi) và bà Trần Bích Nga (67 tuổi) mang đến câu chuyện tình yêu và cuộc hôn nhân nhiều cảm xúc.
Thời trẻ, ông Anh là bộ đội từ miền Bắc vào TP.HCM học tập, làm việc. Những ngày cuối tuần, ông thường được bạn cùng đơn vị dẫn đi chơi. Một lần, ông được người bạn giới thiệu, đưa đến nhà bà Nga.
Ngay từ khoảnh khắc bà Nga xuất hiện, rót nước mời khách, ông Anh như đã trúng tiếng sét ái tình. Ông say đắm cô gái có thân hình mảnh khảnh, xinh đẹp.
Trong khi đó, bà Nga không hề hay biết việc ông Anh cố tình đến nhà để xem mắt mình. Dẫu vậy, bà cũng có những ấn tượng sâu sắc với ông. Bởi trước đó, cũng như nhiều cô gái cùng thời, bà có cảm tình đặc biệt với bộ đội.
Về phía ông Anh, sau khi trúng tiếng sét ái tình, ông đẩy nhanh tốc độ chinh phục bà Nga. Ông không đợi cuối tuần mới đến thăm bà. Thay vào đó, ông đến gặp bà mỗi khi có thời gian.
Để tăng thời gian tiếp xúc giữa 2 người, ban ngày ông đến nhà bà nói chuyện, tối tìm cách đưa bà đi học. Mỗi lần đi cùng nhau, cả hai đều cố gắng tâm sự, tìm hiểu nhau.
Chỉ sau 1 tháng gặp gỡ, ông Anh ngỏ lời cưới bà Nga. Lời cầu hôn đến quá sớm khiến bà ngỡ ngàng, lo lắng. Thế nhưng, bà tin vào cảm nhận của trái tim nên gật đầu đồng ý.
Thời điểm ấy, gia đình ông Anh còn khó khăn. Đám cưới của hai người được đơn vị của ông Anh đứng ra tổ chức. Tiệc cưới rất giản đơn, chỉ có trà, thuốc lá và ít bánh kẹo. Dẫu vậy, ông vẫn cố gắng chuẩn bị đôi nhẫn cưới bé xinh.
Lấy chồng không lâu, bà Nga phát hiện mình bị u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sau cuộc phẫu thuật kéo dài, các bác sĩ kết luận bà không thể sinh con.
Bà Nga đau đớn tột cùng. Trong khi đó, ông Anh lại là con trưởng nên chịu áp lực sinh con nối dõi tông đường.
Chịu nhiều tầng áp lực, bà Nga càng thêm đau khổ. Sau cùng, bà nghĩ đến chuyện ly hôn để chồng cưới vợ khác, sinh con.
Tuy nhiên, khi bà ra lời, ông Anh lập tức gạt đi. Ông quyết định sống với người con gái mình yêu thương ngay từ lần đầu gặp mặt.
Ông Anh kể: “Rất may là mẹ tôi cũng có tư tưởng hiện đại. Khi biết chuyện, bà nói: 'Không sao, miễn là các con sống hạnh phúc. Sau này nếu muốn có con cho vui cửa vui nhà thì nhận con nuôi'. Nhờ câu nói ấy của bà mà vợ chồng tôi yên tâm sống với nhau””.
Hạnh phúc
Từ ngày được cởi bỏ áp lực phải sinh con, bà Nga không còn buồn bã chuyện mình không thể làm mẹ nữa. Bà dần chấp nhận sự thật.
Thế nhưng, 5 năm sau, bà phát hiện cơ thể có nhiều biểu hiện lạ. Đến bác sĩ khám, bà được thông báo đã mang thai 4 tháng. Thông tin quá bất ngờ khiến bà ngỡ ngàng, không dám tin vào sự thật.
Tuy vậy, khi chưa kịp vui, bà lại lâm bệnh khiến cho gần như cả thai kỳ phải lưu lại bệnh viện để được theo dõi, chăm sóc. Suốt thời gian ấy, ông Anh và mẹ vợ thay nhau vào viện chăm sóc bà Nga.
Sau cùng, trải qua nhiều vất vả, lo lắng, ông bà cũng đón đứa con đầu lòng trong niềm hạnh phúc tột độ.
Gia cảnh khó khăn, liên tục nằm viện nên sau khi sinh con, vợ chồng ông Anh lâm cảnh túng quẫn.
Bà Nga nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi nghèo lắm. Sinh con ra mà không có sữa cho bé bú. Ông Anh phải sang xin nhà hàng xóm tí sữa Ông Thọ về cho cháu mút tạm. Sau đó, chúng tôi bán cái chăn mà ông Anh được phát để lấy tiền mua sữa cho con”.
Để nuôi sống gia đình, trong khi ông Anh phục vụ trong ngành quân đội, bà Nga ở nhà lam lũ với nghề mây tre đan. Sau khi được cấp đất, ông bà ra ở riêng và nuôi thêm lợn, gà để tăng thu nhập.
Khi con gái được 3 tuổi, bà Nga mở tiệm sản xuất các sản phẩm mây tre đan. Công việc làm ăn thuận lợi, bà thuê thêm nhiều cơ sở để sản xuất. Tuy nhiên, khi việc làm ăn đang phát đạt, bà lại gặp biến cố lớn.
Do bất cẩn, các cơ sở sản xuất của bà bị hỏa hoạn thiêu rụi đến 2 lần. Gần như trắng tay, bà phải vay mượn để đền bù thiệt hại, tái sản xuất.
Năm 1999, bà chuyển sang lĩnh vực bảo hiểm và gặt hái nhiều thành công, trở thành người đem lại thu nhập chính cho gia đình. Lúc này, ông Anh lui về sau, trở thành người chăm sóc con gái, gia đình thay cho vợ.
Thời gian đầu mới cưới, vợ chồng Anh hầu như không xảy ra mâu thuẫn. Bởi lúc này, cả hai chọn cách sống nhường nhịn nhau.
Tuy nhiên khi bà Nga chuyển sang lĩnh vực bảo hiểm, cuộc sống vợ chồng bắt đầu xuất hiện những căng thẳng. Nguyên do là ông Anh không thích việc vợ liên tục đi sớm về khuya, ra nước ngoài thường xuyên.
Sự việc khiến cuộc sống vợ chồng ông bà căng thẳng, không khí gia đình ngột ngạt. Sau đó, cả hai có “cuộc nói chuyện đáng giá ngàn vàng” với nhau.
Sau cuộc nói chuyện, cả hai nhận ra có người mạnh về lĩnh vực này nhưng lại hạn chế ở lĩnh vực khác. Từ đó, ông Anh lùi lại chăm sóc gia đình, con cái và quản lý tiền bạc. Bà Nga đảm nhiệm trọng trách lo thu nhập chính cho gia đình.
Sự thấu hiểu và hy sinh cho nhau ấy giúp ông bà có cuộc sống hạnh phúc, sung túc đến tận bây giờ. Hiện nay, ông bà có cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn cùng người con gái thành đạt.
Cuối chương trình, bà Nga gửi đến ông chồng lá thư tay. Trong thư, bà nhắc nhớ những kỷ niệm khó quên của hai người thời còn khó khăn.
Bà cũng không quên cám ơn chồng khiến ông Anh xúc động nói: “Tôi rất bất ngờ. Bây giờ, tôi nhận thấy hai vợ chồng ngày càng thấu hiểu nhau hơn”.
Gác lại niềm đau, vợ chồng U70 hạnh phúc như ngày mới yêuPhát hiện chồng lạc lối sau thời gian cùng nhau vượt khó, bà Hương đau khổ tột cùng. Nhưng rồi bà gác lại niềm đau, lặng lẽ giải quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình.