【soi kèo u21 anh】Tình hình biển Đông ngày 4/8: Khuyến nghị Mỹ chặn tham vọng của Trung Quốc

CSIS với trụ sở tại Washington là cơ quan nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách “xoay trục châu Á” của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong báo cáo “Các xu hướng gần đây ở biển Đông và chính sách của Mỹ” dày 22 trang,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyKhuyếnnghịMỹchặnthamvọngcủaTrungQuốsoi kèo u21 anh CSIS khẳng định biển Đông ngày càng mất ổn định. Các hành vi của Trung Quốc đối với những nước đòi chủ quyền trên biển Đông trở nên “quả quyết” kể từ năm 2009 và ngày càng hung hãn trong thời gian qua.

Báo cáo của CSIS nhắc đến một số trường hợp cụ thể như việc tàu chiến Trung Quốc cản trở tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây, tỉnh Hải Nam đòi cấm tàu bè các nước vào biển Đông... Nghiêm trọng nhất là vụ Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Trung Quốc ngày càng chứng tỏ tham vọng của mình trên biển Đông

Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS

Mỹ cứng rắn hơn về biển Đông

CSIS cho biết từ năm 2014, quan điểm của Mỹ về biển Đông bắt đầu trở nên cứng rắn hơn. Cuối tháng 1, ông Evan Medeiros, thành viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC), cảnh báo việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông sẽ buộc Mỹ quyết liệt tăng cường quân sự tại khu vực. Sau đó, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel trở thành quan chức Mỹ đầu tiên công khai mô tả bản đồ “đường chín đoạn” của Bắc Kinh là bất hợp pháp.

CSIS đánh giá trong thời quan qua, Chính phủ Mỹ đã thực hiện một số bước quan trọng nhằm giảm căng thẳng trên biển Đông. Đó là kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và hỗ trợ các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực tuần tra hàng hải. Tuy nhiên, CSIS cho rằng Washington cần lập tức thực hiện các chính sách bổ sung cần thiết để ngăn chặn nguy cơ tham vọng chủ quyền của Trung Quốc dẫn tới chiến tranh trên biển Đông.

Thứ nhất, CSIS cho rằng Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN xác định rõ các vùng có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, công khai một bản đồ thể hiện rõ các khu vực này. “Một trong những yếu tố cản trở việc quản lý tranh chấp là các bên đòi chủ quyền không xác định được đâu là vùng tranh chấp, đâu là vùng không tranh chấp” - CSIS nhấn mạnh và cho rằng đây là một lý do cản trở tiến trình thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Thứ hai, Mỹ cần công bố bản phân tích pháp lý chi tiết các đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông, đặc biệt là bản đồ “đường chín đoạn” bất hợp pháp của Trung Quốc. CSIS cũng cho rằng Washington nên kêu gọi ASEAN tình nguyện tạm dừng các hoạt động trong vùng tranh chấp trên biển Đông trong khi theo đuổi xây dựng COC. Điều đó sẽ gây sức ép buộc Trung Quốc phải hành động tương tự. Dự kiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đưa ra lời kêu gọi này tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sắp tới.

CSIS nhấn mạnh Chính phủ Mỹ cần lập tức phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Trước đó, phía Trung Quốc thường chỉ trích Mỹ “đạo đức giả” khi yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ UNCLOS trong khi không phê chuẩn công ước này. CSIS cho rằng chính quyền Tổng thống Barack Obama cần vận động Quốc hội sớm phê chuẩn UNCLOS.

Vạch “lằn ranh đỏ”

CSIS kêu gọi Chính phủ Mỹ xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. CSIS cho rằng lý do nhân quyền đã lỗi thời và Washington nên tính toán cho phép bán một số loại vũ khí đặc thù cho Việt Nam, bao gồm các trang thiết bị dành cho lực lượng cảnh sát biển, hoặc những loại vũ khí mang tính chất phòng thủ trên biển.

Theo CSIS, Mỹ cũng cần phải mở rộng sự hiện diện quân sự ở biển Đông. Washington cần tuyên bố rõ ràng là sẽ xem xét hỗ trợ Philippines theo đúng tinh thần hiệp ước phòng thủ chung nếu các hành vi khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp dẫn tới việc các binh sĩ Philippines thiệt mạng hoặc bị thương. CSIS nhấn mạnh Washington cần vạch rõ “lằn ranh đỏ” mà Bắc Kinh không thể xâm phạm để tránh gây xung đột trên biển Đông.

CSIS cũng kêu gọi Mỹ nâng cấp và sử dụng căn cứ hải quân vịnh Oyster ở Philippines, hỗ trợ quân đội Philippines hiện đại hóa, tăng cường năng lực phòng vệ trên biển. “Trong trường hợp khủng hoảng xảy ra, Mỹ có thể phải triển khai lực lượng riêng tới vịnh Oyster và do đó có đủ khả năng phản ứng kịp thời”- CSIS đánh giá.

Cuối cùng, CSIS kêu gọi Mỹ triển khai nhiều cơ sở tín hiệu tình báo trong khu vực để theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông, sử dụng các dữ liệu một cách minh bạch, hợp pháp. “Mỹ nên tăng cường nỗ lực xây dựng năng lực giám sát biển cho các nước khu vực, bao gồm Úc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam để xây dựng một hệ thống giám sát hiệu quả trên biển Đông” - CSIS khẳng định.

Theo TTO

Cúp C2
上一篇:Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
下一篇:Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet