Đây là nơi thường xuyên cưu mang 40 cháu mồ côi,ôinhànhânánhận định kèo hàn quốc hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Các em được nuôi dạy và cắp sách đến trường từ lớp 6 cho đến lớp 12. Nhà bảo trợ được hình thành từ sự đóng góp của gia đình GS. TS. Nguyễn Đình Thông, cựu học sinh Quốc Học, sinh sống tại Úc. Đã 10 năm nay, gia đình GS. Thông đều đặn đóng góp bình quân mỗi năm 24.000 USD và cùng với nguồn đóng góp thường xuyên của câu lạc bộ cựu nữ sinh Đồng Khánh, một số nhà hảo tâm góp phần bảo đảm cho hoạt động của Nhà bảo trợ.
Dưới sự quản lý Nhà nước của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng được điều hành bởi một Ban Giám đốc nhiệt tình, có kinh nghiệm và uy tín mà đứng đầu là Bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, một người được biết đến rộng rãi cả trong chuyên môn và trong các hoạt động xã hội. Học sinh được nhận vào học tại Nhà bảo trợ phải là người có đạo đức tốt, học lực từ khá trở lên và xuất thân từ gia đình nghèo, có nhiều khó khăn, có nguy cơ không thể đến trường hoặc bỏ học giữa chừng.
Được đùm bọc trong vòng tay nhân ái ở Nhà Bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng, các cháu đều chăm ngoan. Ngoài việc tự thân chăm chỉ học hành và rèn luyện về các mặt; tuân thủ nội quy của trường học và của Nhà Bảo trợ, các cháu luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày; có ý thức bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt cộng đồng. Chính sức mạnh của tinh thần nhân ái là bệ đỡ giúp Nhà bảo trợ duy trì và phát triển các hoạt động, giúp các cháu không ngừng vươn lên về mọi mặt.
Những con số thống kê thật đáng tự hào. Từ chỗ có đến 30/40 học sinh là các thành viên của Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng xếp loại trung bình và yếu kém trong năm học 2007 - 2008 đến các năm học từ 2013 -2015 trở đi đã có đến 100% xếp loại học tiên tiến và học sinh giỏi. Thành tích của các cháu còn được tô điểm bởi nét son là 23 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 giải nhất, 7 giải nhì và 11 giải ba. Nổi bật là gương mặt Đỗ Như Thuần, đỗ thủ khoa Đại học Y khoa Huế với 29 điểm (năm học 2014 -2015). Ngoài ra, còn phải kể đến Võ Trần Lê Trang (đỗ vào Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Lê Văn Cường, Hoàng Trọng Hoàng thi đỗ ngành Y đa khoa, Đại học Y dược Huế…
Sự đóng góp của gia đình GS. TS. Nguyễn Đình Thông với các thành viên vốn đi lên từ gian khó, luôn quan tâm đến những đồng bào có hoàn cảnh không may cùng với nhiều tấm lòng hảo tâm khác đã góp phần vào sự hình thành và phát triển của Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng. Mặt khác, chính tinh thần lao động không mệt mỏi của Ban Giám đốc “không lương”, đã góp phần giúp các cháu có hoàn cảnh không may mắn vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học Phú Thượng, vì thế, xứng đáng là một nhà nhân ái, cần được khuyến khích nhân rộng mô hình.
An Nhiên