【đội hình rc lens gặp olympique lyonnais】Liều thuốc trợ lực tài chính cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn
PV: Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đã bổ sung thêm rất nhiều ngành được gia hạn nộp thuế so với ban đầu. Tổng số tiền thuế gia hạn lên tới 180.000 tỷ đồng. Ông đánh giá như thế nào về quy mô của gói hỗ trợ này?
- Ông Nguyễn Văn Được:Từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, gần 37.900 doanh nghiệp đang tạm ngưng và rời khỏi thị trường. Số liệu này chưa tính đến các doanh nghiệp thực tế đang ngủ đông chờ giải thể, phá sản mà chưa làm thủ tục theo luật định, điều này đã kéo theo hàng triệu người lao động mất việc làm.
Như vậy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế Nghị định 41 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng giá trị ước tính lên đến 180.000 tỷ đồng như một liều thuốc “trợ lực tài chính” cho các doanh nghiệp và người dân chống lại Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Được |
Gia hạn nộp thuế có nghĩa rằng doanh nghiệp và người dân tạm thời chưa phải nộp thuế, được sử dụng tiền thuế đó vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như: trang trải chi phí cố định, các khoản chi trả lương, hỗ trợ và trợ cấp lương cho người lao động... Khoản thuế gia hạn này là một khoản tài chính cần thiết, góp phần giúp các doanh nghiệp duy trì và cầm cự qua mùa dịch, là cơ sở tiền đề cho phục hồi kinh tế trong tương lai.
Bên cạnh đó, nghị định đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được gia hạn thuế so với dự thảo ban đầu như: Xây dựng, kinh doanh bất động sản và các doanh nghiệp hỗ trợ khắc phục tác động của dịch Covid-19… là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn. Điều này là cần thiết khi độ bao phủ của chính sách hỗ trợ được nâng lên, không chỉ trực tiếp tác động đến những doanh nghiệp được hỗ trợ có cơ hội duy trì hoạt động, mà còn là yếu tố kích thích cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ở một góc nhìn khác, số thuế 180.000 tỷ đồng được gia hạn, bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của hộ cá nhân kinh doanh và người lao động được gia hạn, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho người dân trong lúc khó khăn mất việc, đồng thời giúp cho ngân sách tiêu dùng của cá nhân và khối đầu tư tư nhân cũng tăng tương ứng. Từ đó kích thích cầu tiêu dùng và sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, làm cho cán cân cung - cầu sớm gặp nhau. Chính sách này sẽ hỗ trợ cho các chính tài tài khóa, chính sách tiền tệ... được phát huy tác dụng nhanh và mạnh mẽ hơn.
Có thể nói, với việc ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP, cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất, cho vay ưu đãi và miễn nộp bảo hiểm xã hội sẽ tác động tích cực đến người dân và doanh nghiệp. Các chính sách này như một liều thuốc trợ lực, tăng cường sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống là tiền đề cho sự phục hồi kinh tế trong tương lai.
PV: Phát biểu trên báo chí mới đây, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tổng số doanh nghiệp được gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất lần này lên tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
- Ông Nguyễn Văn Được:Tôi đánh giá cao Nghị định 41 khi đã mở rộng đối tượng được gia hạn thuế lên tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Điều đó cho thấy, độ phủ sóng của chính sách này gần như tất cả các doanh nghiệp đang khó khăn cần được hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi cho rằng số 2% doanh nghiệp còn lại không được hưởng lợi từ chính sách này cũng cần được rà soát mức độ khó khăn và có cơ chế chính sách phù hợp.
Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, đang trên bờ vực phá sản nếu như dịch bệnh không sớm được dập tắt và những chính sách hỗ trợ của chính phủ không kịp thời.
Chính sách miễn, giảm thuế sẽ là một liều kháng sinh mạnh để doanh nghiệp có đề kháng tài chính vượt qua khó khăn. Đây mới chính là sự hỗ trợ lâu dài và bền vững mà các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19 thực sự cần.
PV: Một điểm nổi bật khác là thủ tục gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần làm đơn đề nghị và nộp 1 lần cho các cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước 30/7/2020 là được xem xét. Ông có lời khuyên gì đối với cộng đồng doanh nghiệp để có thể được hưởng lợi từ chính sách này?
- Ông Nguyễn Văn Được:Trước tiên phải nói rằng thủ tục gia hạn thuế chỉ được giải quyết trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế. Vì vậy, người nộp thuế (doanh nghiệp, cá nhân) thuộc đối tượng gia hạn thuế cần lắm rõ quy định này để thực hiện nộp giấy đề nghị được gia hạn cho đúng trình tự “thủ tục, thời gian và đối tượng” để tránh bị mất quyền được gia hạn, cũng như phiền toái phải khiếu nại, khiếu kiện trong tương lai, hay bị xử phạt do xác định sai không đúng tối tượng…
Đầu tiên, thực hiện đúng mẫu biểu gia hạn theo phụ lục của Nghị định 41 và điền đầy đủ chính xác đối tượng được gia hạn theo quy mô, loại hình doanh nghiệp hay theo tiêu chí ngành nghề… Điều này là khá quan trọng để tránh xác định sai theo quy định.
Bên cạnh đó, nếu như một doanh nghiệp thỏa mãn nhiều tiêu chí được gia hạn, thì nên chọn tiêu chí được gia hạn cao nhất mang tính phổ quát nhất… Giấy đề nghị gia hạn phải được nộp cho cơ quan thuế trước ngày 30/7/2020 bằng phương thức điện tử, hoặc bưu điện để tránh tập trung đông người, ảnh hưởng đến quy định cách ly xã hội, đồng thời tiết kiệm thời gian chi phí đi lại, chi phí lưu trữ của cả doanh nghiệp và cơ quan thuế.
Tôi cũng lưu ý thêm, nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký (8/4/2020), nên người nộp thuế có thể nộp giấy đề nghị gia hạn ngay từ hôm nay cho đến ngày 30/7/2020. Nếu văn bản gia hạn đã nộp, nhưng phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về đối tượng được gia hạn, thì người nộp thuế vẫn có quyền nộp lại bản gia hạn đúng theo quy định của pháp luật thuế, nhưng đảm bảo trước ngày 30/7/2020.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nhật Minh (thực hiện)