当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【trận đấu burnley】Giảm thuế nhập khẩu để kéo giảm giá thịt lợn

Nguời tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn nhờ có thêm nguồn thịt nhập khẩu.

Nguời tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn nhờ có thêm nguồn thịt nhập khẩu.

Trong bối cảnh giá thịt lợn đang rất cao như hiện nay,ảmthuếnhậpkhẩuđểkéogiảmgiáthịtlợtrận đấu burnley việc giảm thuế góp phần giảm giá mặt hàng này.

Giảm thuế nhập khẩu từ 25% xuống còn 22%

Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ mới được ban hành đã sửa đổi một số quy định liên quan đến biểu thuế NK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Đối với mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh, trước đó, có ý kiến đề nghị giảm thuế NK thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00), từ 25% xuống 18,9% năm 2020 và 0% năm 2027.

Nhóm hàng này có thuế suất thuế NK ưu đãi thông thường (MFN) là 25%, bằng cam kết trần WTO. Thuế suất ưu đãi đặc biệt tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) là 0%; tại Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia - New Zealand (AANZFTA) năm 2019 là 3%, năm 2020 là 0%; thuế suất tại Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019 là 21,6%, năm 2020 là 18,9%, năm 2021 là 16,2%, năm 2022 là 13,5%.

Kim ngạch NK thịt lợn năm 2018 là 8.461 USD, chủ yếu từ Úc (8.450 USD, chiếm 99,7% tổng kim ngạch NK).

Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu thống kê của Hội Chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ.

Hiện nay trên cả nước vẫn còn 85% đàn lợn, lượng đàn lợn tiêu hủy chiếm khoảng 15%. Trường hợp thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô tái đàn và bù đắp bằng gia tăng sản lượng bò, dê, gà. Việc tăng NK thịt lợn, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thịt lợn NK, vẫn sử dụng thịt lợn sản xuất trong nước là chính. Giá thịt lợn tăng do lượng lợn thịt trong dân không còn nhiều do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Việc thiếu hụt không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác.

Từ thực tế đó, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh giảm thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh, trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 22%. Mức thuế suất này tiệm cận với mức thuế suất cắt giảm năm 2019 theo Hiệp định CPTPP là 21,6%, do Biểu thuế MFN không có mức thuế suất 21% nên quy định mức thuế suất 22%.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Theo Bộ Tài chính, về lâu dài, việc giảm thuế MFN sẽ khiến giá NK giảm, từ đó có thể gia tăng lượng thịt lợn NK từ nhiều thị trường khác có thuế suất MFN NK vào Việt Nam, dẫn đến ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, trước mắt, trong bối cảnh hiện nay, khi giá thịt lợn vẫn giữ ở mức cao, việc giảm thuế dẫn đến giá sản phẩm NK giảm, người tiêu dùng được hưởng lợi do có nhiều sự lựa chọn.

Bộ Tài chính đã tính toán tác động của việc giảm thuế NK thịt lợn đến số thu ngân sách nhà nước (NSNN). Hiện hầu như không có kim ngạch NK áp dụng mức thuế MFN, nên việc điều chỉnh thuế suất không ảnh hưởng đến số thu NSNN. Tuy nhiên việc giảm thuế MFN dẫn đến lượng NK tăng, qua đó có thể tăng thu NSNN.

Trong chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý để thúc đẩy việc NK thịt lợn; đồng thời, chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp NK thông quan đối với lượng hàng thịt lợn NK.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính bình quân, thì 5 tháng đầu năm 2020, CPI vẫn tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất của CPI bình quân trong vòng 3 năm trở lại đây. Từ cuối năm 2019 cho đến thời điểm này, giá thịt lợn vẫn luôn ở mức rất cao, tác động lên CPI.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% trong năm nay vẫn là một thách thức. Những tháng đầu năm, giá thịt lợn trên thị trường không có dấu hiệu giảm nhiệt, đã tác động lên chỉ số giá tiêu dùng. Đây cũng là thách thức trong điều hành của cơ quan quản lý từ nay đến cuối năm. Trong khi giá thịt lợn trong nước đang rất cao do mất cân đối cung cầu, khả năng tái đàn chậm, thì phương án NK thịt lợn là giải pháp tình thế trước mắt.

Việc Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế mặt hàng này, được Chính phủ vừa mới chính thức quyết định, là rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Việc giảm thuế, sẽ có tác động giảm giá thịt lợn. Tuy nhiên, theo ông Ngô Trí Long, các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt việc NK thịt lợn, từ sản lượng cho đến giá cả cung cấp đến tay người tiêu dùng, tránh việc lợi dụng giá trong nước cao, giá thịt NK đến tay người tiêu dùng cũng cao, doanh nghiệp được hưởng lợi.

Được biết, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính sẽ chủ động theo dõi diễn biến giá một số hàng hóa thiết yếu trong đó có giá thịt lợn, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, không cho điều chỉnh tăng giá bất hợp lý.

Minh Anh

分享到: