Nước cạn tới đâu,n bkết quả nữ đức trồng tới đó
Chúng tôi tới thăm gia đình ông Ý đúng đợt thu hoạch mì cuối cùng trong năm. Nhà sát đường, gần cầu sông Lấp nên việc vận chuyển mì lên xe cho thương lái thuận tiện. Gần chục thanh niên khỏe mạnh vác từng bao mì đi phăng phăng trên thang gỗ lên xe ôtô, không khí lao động khẩn trương, sôi nổi. Tranh thủ thời gian nghỉ giải lao, ông Ý cho biết: “Năm nay, mì được giá nên người trồng phấn khởi. Những năm trước, giá mì tươi chỉ từ 700-900 đồng/kg nhưng hiện lên tới 1.500 đồng/kg. Vụ này, gia đình tôi trồng 10 ha (nhiều nhất xã Minh Hưng), năng suất bình quân 25 tấn/ha, thu khoảng 375 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí giống, phân bón, nhân công, gia đình tôi lời trên 300 triệu đồng”.
Gia đình ông Trần Văn Ý, thôn 6, xã Minh Hưng (Bù Đăng) trồng cây gáo theo dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kinh nghiệm trồng mì nhiều năm nên ông Ý nắm rõ: Mỗi vụ mì thường từ 6-9 tháng, phụ thuộc vào thời tiết và mực nước sông lên xuống. Bắt đầu trồng từ tháng giêng, nước cạn đến đâu trồng tới đó. Trồng mì đơn giản vì chỉ cày xới đất tơi xốp rồi bỏ hom. Nếu đất quá khô hạn, nắng gắt thì tưới vài lần đến khi hom mì ra rễ lên cây là sống. Những năm đầu mới trồng, đất tốt thì không cần bón phân. Quá trình trồng nhiều năm cũng chỉ 2 lần bón lót và bón thúc. Mùa thu hoạch, nước dâng cao tới đâu phải nhổ tới đó, do vậy vùng đất trũng trồng sau nhưng phải nhổ trước sẽ kém năng suất. Trên vùng đất cao trồng trước, nhổ sau nên năng suất cao hơn.
Ngồi xuồng máy cùng 3 nhân công bốc vác cho gia đình ông Ý, chúng tôi ra tận bãi bồi chứng kiến không khí lao động của người dân nơi đây. Anh Nguyễn Văn Khánh lái xuồng lướt qua từng đám cây ma dương mọc dày đặc ở vùng nước ngập, những con ốc bươu vàng đã kịp đẻ trứng bám đầy trên những thân cây. Sau chừng 20 phút, xuồng ghé bến, bãi đất hiện ra mênh mông. Những bao củ mì đóng sẵn từ chiều hôm trước nhanh chóng được tập kết bằng xe máy về xuồng. Vừa bốc mì, anh Tý, nhân công bốc mì vui vẻ trò chuyện: “Quanh khu vực này có khoảng 10 hộ đang tập trung nhổ mì. Nước sông Lấp bắt đầu dâng cao phần vì mưa nhiều, phần vì hồ thủy điện mở xả, chỉ cần bị úng củ mì sẽ thâm đen và thối dần. Để kịp tiến độ, người dân tập trung vần đổi công cho nhau. Người làm như chúng tôi được trả bình quân 200 ngàn đồng/công nhổ, chặt; 100 ngàn đồng/tấn bốc vác từ bãi tập kết lên xuồng máy và chở về nhà”.
Gắn bó lâu năm với mảnh đất bồi nên những giống cây ngắn ngày hầu như nhà nào ở đây cũng đã trồng. So với mì thì đậu phộng nhanh được thu hoạch hơn (khoảng 80 ngày) nhưng tốn công phân loại, phơi khô mới bán được. Gặp thời tiết mưa nhiều, đậu phộng sẽ ẩm mốc, hư hỏng. Hơn nữa, đậu phộng ưa trồng trên đất khô, nếu đất màu mỡ cây hấp thụ dinh dưỡng sẽ chỉ nuôi lá, ít củ. Hiện trên địa bàn chưa có doanh nghiệp thu mua đậu phộng tươi nên ít người trồng. Ngược lại, bắp ưa đất có độ ẩm cao. Khoảng tháng 3 âm lịch, khi nước cạn tận lòng sông thì trồng bắp. Thường 1 ha bắp cho năng suất 5-6 tấn, với giá bán hiện nay 6.200 đồng/kg, người trồng sẽ thu khoảng 30-36 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, do quỹ đất trồng bắp ít nên cây mì vẫn là lựa chọn của đa số người dân nơi đây.
Nguồn lợi từ vùng bán ngập
Dọc dải đất ven sông, những chỗ vừa thu hoạch mì xong lại được người dân tiếp tục trồng gáo - loại cây có khả năng phát triển ở môi trường bán ngập. Ông Vũ Hồng Thực, Phó thôn 6, xã Minh Hưng cho biết: Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát khu vực lòng hồ, đồng thời họp những hộ đang sản xuất trên đất bãi triển khai kế hoạch trồng loại cây này. Tại địa bàn 2 xã Minh Hưng và Bình Minh (Bù Đăng) có 50 hộ sẽ trồng thử nghiệm khoảng 300 ha. Vì chưa biết hiệu quả như thế nào nên chia lợi nhuận chưa được bàn cụ thể. Trước mắt, các hộ sẽ được hỗ trợ công dọn đất 3 triệu đồng/ha, công trồng 3.000 đồng/cây. Dự kiến khoảng từ 6-10 năm, gáo sẽ được thu hoạch lấy gỗ. Người dân cho biết, khi trồng xuống, cây gáo vẫn cao từ 80cm đến 1m, do vậy diện tích này vẫn tiếp tục được khai thác bằng cách trồng cây lá thấp như khoai lang, đậu phộng hoặc các loại rau.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hưng cho biết: “Do không có rẫy trồng điều, tiêu, cà phê... nên những hộ sống ven sông phải tìm đất canh tác. Họ phát dọn những bãi đất hoang thuộc lòng hồ để sản xuất. Xã Minh Hưng có khoảng trên 20 hộ sinh sống theo phương thức này. Bình quân mỗi hộ khoảng 3-5 ha, riêng nhà ông Ý có 10 ha. Những bãi đất tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng người dân rất đoàn kết, chưa từng xảy ra tranh chấp và cũng không gây phương hại đến lòng hồ. Phần lớn những hộ này kinh tế còn khó khăn, mong cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tươi tốt để cuộc sống của họ ngày càng ổn định”.
Quang Minh
顶: 47443踩: 7
【kết quả nữ đức】Mưu sinh trên bãi bồi
人参与 | 时间:2025-01-25 09:57:50
相关文章
- Tây Ninh Smart
- Xét xử BS Hoàng Công Lương: Luật sư nói Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra
- Cận mặt 2 nghi can sát hại tài xế GrabBike cướp xe
- Tời điện nhập khẩu mã 84253100 phải nộp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Nữ sinh trường điện ảnh bị giết: Nghi phạm mới thuê trọ 2 tháng
- Nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình khẳng định 'không tự quyết một mình'
- Nguyên thượng tá công an “quan hệ rộng” lừa đảo hơn 24 tỷ đồng
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Truy đuổi 2 tên cướp trên phố, nam thanh niên chết tức tưởi
评论专区