欢迎来到Empire777

Empire777

【bo gdaso】Ý nghĩa của việc học và dạy lịch sử

时间:2025-01-26 01:14:45 出处:Thể thao阅读(143)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta,̃acủavịchọcvàdạylịchsửbo gdaso cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.

Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó.

Việc ghi chép các sự kiện lịch sử không chỉ để cho các thế hệ hậu sinh biết được những sự kiện xã hội, tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ, cũng như biết được các thế hệ tiền bối đã sống như thế nào và đã làm những việc gì, mà còn muốn để cho các thế hệ hậu sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để sống tốt hơn, làm giỏi hơn các thế hệ tiền bối của mình. Chính với mục đích đó mà các nhà nước trên thế giới đã sớm đưa môn học lịch sử vào giảng dạy trong các nhà trường cùng với các môn toán học, thiên văn học, thần học, luật học, triết học, ngôn ngữ học,...

Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của mình như thế nào. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại, do đó, việc học và dạy lịch sử sẽ vẫn còn cần thiết.

Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, bởi vậy, nó có những đặc trưng rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó là ở chỗ, các sự kiện lịch sử đòi hỏi phải được ghi chép một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí sau: 1- Danh tính (tên gọi) của sự kiện và bối cảnh xảy ra sự kiện; 2- Địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện; 3- Nội dung, diễn biến của sự kiện; 4- Nhân vật (con người) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện; 5- Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự kiện tại thời điểm xảy ra sự kiện. Các tiêu chí đó có liên quan mật thiết với nhau; nếu thiếu một tiêu chí nào đó thì sự kiện lịch sử sẽ trở nên phiến diện, bị sai lệch, thậm chí bị lợi dụng, bị xuyên tạc. Để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí nêu đó, những người viết sử (thời phong kiến gọi là quan ngự sử) phải là những người có các phẩm chất: công tâm, khách quan, trung thực, dũng cảm. Với những đặc trưng khác biệt, người châu Âu đã coi lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà những lãnh tụ, những chính khách nổi tiếng trên thế giới đều là những người rất am hiểu lịch sử trong nước và lịch sử nhân loại.

Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thày, cô giáo dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết cũ, hiểu mới. Nếu kết hợp việc tự học lịch sử, xem phim ảnh, đọc các tác phẩm dã sử với việc nghe các thày, cô giáo giảng về lịch sử thì lịch sử sẽ sinh động, sâu sắc, hấp dẫn biết nhường nào. Có học lịch sử, người Việt Nam mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao sự kiện, sự việc.

Khách quan và nghiêm túc mà nói, lịch sử dân tộc ta, đất nước ta là vô cùng sôi động, hấp dẫn. Nhưng tại sao nhiều năm nay môn học lịch sử trong các cấp nhà trường ở nước ta chưa hấp dẫn học sinh, sinh viên? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn là trong đó có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, do giáo trình, tài liệu, giáo cụ phục vụ cho việc dạy lịch sử quá sơ sài, rời rạc, chắp vá và có phần tùy tiện. Thứ hai, do đội ngũ giáo viên dạy lịch sử thiếu nhiệt huyết, ít đọc, ít sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan, dẫn đến việc giảng lịch sử ở trên lớp chỉ dựa vào giáo án được soạn từ sách giáo khoa. Với cách thức giảng dạy như thế và được diễn đi, diễn lại trong nhiều năm (y như một món ăn theo công thức có sẵn) đã khiến cho số đông học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán, vô bổ. Từ sự cảm nhận đó mà học sinh, sinh viên hình thành tâm lý, thái độ học tập hình thức, đối phó, miễn sao có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc, kiếm sống mà thôi.

Là người được đào tạo về chuyên ngành lịch sử và đã có một thời gian giảng dạy lịch sử, tôi thấy rằng, để môn lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như việc giảng dạy môn lịch sử cần phải có những người tâm huyết, mạnh dạn đổi mới và hội tụ các yếu tố sau đây:

Một là, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử (chính sử) phải do các giáo sư, các chuyên gia có uy tín trong ngành sử học đảm trách và chỉ đạo để bảo đảm các yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, chính xác các sự kiện lịch sử. Những sự kiện lịch sử nào đó có tính chất truyền thuyết, truyền miệng thì nên đưa vào tài liệu tham khảo, chứ không nên coi đó là chính sử. Chẳng hạn, các truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” (Bà Âu Cơ sinh trăm trứng, rồi nở ra trăm người con…), “Thánh Gióng” (Thánh Gióng bay về trời…),… là không có căn cứ khoa học để đưa vào chính sử, mà nên coi đó là những câu chuyện dã sử, nhằm tránh sự hoài nghi, thắc mắc của người học. Môn học lịch sử dù được giảng dạy ở cấp nào thì các sự kiện lịch sử cũng phải bảo đảm tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Tùy theo cấp học mà các sự kiện lịch sử được phân tích, so sánh, liên hệ và bình luận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Hai là, các thày, cô giáo giảng dạy lịch sử cần phải đọc rất nhiều, bởi có như vậy, các sự kiện lịch sử mới không trở nên khô khan, trần trụi. Chẳng hạn, khi nói về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội, đổi tên Kinh đô là Thăng Long, thì xung quanh sự kiện này có rất nhiều vấn đề liên quan đến địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phòng chống ngoại xâm,…, đòi hỏi các thày, cô giảng dạy lịch sử cần giới thiệu, phân tích, so sánh, liên hệ và giải thích. Ngoài ra, việc các thày, cô giới thiệu những câu chuyện dân gian truyền miệng có tính chất dã sử xung quanh sự kiện dời đô và nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn cũng sẽ làm cho sự kiện lịch sử đó càng thêm phần phong phú, hấp dẫn. Hay chẳng hạn, khi giảng về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở thời nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông, nếu các thày, cô giảng dạy lịch sử có phần giới thiệu cho học sinh biết nguồn gốc của giặc Nguyên - Mông, cũng như biết được tài năng, công trạng của các danh tướng nhà Trần, thì chắc chắn là bài giảng lịch sử của các thày, cô sẽ rất phong phú, sinh động và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, việc giảng dạy lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa sâu rộng khi các thày, cô giảng dạy lịch sử có kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực văn học, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, dân tộc, tôn giáo… Các thày, cô dạy lịch sử cũng là dạy cả về cách làm người, cách “biết mình, biết người” và cách “đối nhân, xử thế” ở đời.

Ba là, muốn cho môn học lịch sử hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực, gây ấn tượng sâu sắc, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử hay xem phim ảnh lịch sử cũng rất nên được các cấp nhà trường quan tâm thực hiện. Ngoài ra, các thày, cô giảng dạy môn lịch sử cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, mời các giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành sử học đến thỉnh giảng; hoặc tổ chức thảo luận (hội thảo) theo chuyên đề nhằm lôi cuốn học sinh, sinh viên vào việc đọc và sưu tầm hay giới thiệu các tư liệu, tài liệu lịch sử. Đây không chỉ là cách chứng tỏ lịch sử là một môn khoa học xã hội, mà còn là cách khắc phục lối mòn giảng dạy một chiều, có tính chất áp đặt đã tồn tại bao năm nay ở nước ta.

Mong sao lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực thông qua việc đổi mới nhận thức, quan điểm đối với môn học lịch sử cũng như cách thức viết sử và giảng dạy lịch sử ở nước ta.

Nguyễn Đức Mạnh

ThS, Học viện Hành chính

Theo TAPCHICONGSAN.ORG.VN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: