Thiệt hại về tài sản,p phbóng đá số kèo hoa màu, nhà cửa… do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay để lại những hậu quả khó lường. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những thông tin liên quan, phóng viên Báo Bình Phước đã phỏng vấn ông Vũ Hồng Liêm, chi cục trưởng chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh về vấn đề này.
Xin ông cho biết về những hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay?
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 cơn mưa kèm theo giông, gió, sét, lốc xoáy làm 8 căn nhà bị sập, 21 căn nhà và 2 phòng tập thể giáo viên bị tốc mái hoàn toàn; đổ gãy 47,58 ha điều, 1,5 ha tiêu, 0,06 ha cao su (chưa tính cao su của các công ty trên địa bàn tỉnh). Trong đó, huyện Bù Đăng sập 5 căn, tốc mái 12 căn, đổ gãy 47,5 ha điều; huyện Đồng Phú sập 3 căn, tốc mái 6 căn; huyện Bù Đốp tốc mái 3 căn, đổ gãy 1,5 ha tiêu, 0,08 ha điều, 0,06 ha cao su.Ước thiệt hại do thiên tai gây ra toàn tỉnh khoảng 900 triệu đồng.
Hiện nay, khó khăn nhất trong công tác PCLB & TKCN trên địa bàn tỉnh là gì, thưa ông?
Các hồ thủy điện nằm trên sông Bé có quy mô lớn do nhiều đơn vị quản lý, vận hành độc lập nên không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn giữa phát điện và điều tiết lũ. Mặt khác, do các công trình có dung tích lớn nên khi sự cố xảy ra rất nguy hiểm cho hạ lưu. Đồng thời, do nhu cầu phát điện trong ngày không liên tục nên mực nước trong hồ dao động lớn, khi phát điện thì mực nước trong hồ hạ thấp nhưng hạ lưu lại dâng cao nên rất nguy hiểm cho người dân sống cuối nguồn.
Vườn cao su ở xã Đakia (Bù Gia Mập) bị gãy đổ do gió lốc |
Do kinh phí đầu tư còn hạn chế nên số lượng công trình thủy lợi được xây dựng còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa và hạn chế lũ lụt ở sông, suối. Hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai ở tỉnh thiếu và lạc hậu, dẫn tới thông tin đến địa phương chậm. Chính quyền địa phương, một bộ phận nhân dân chưa quan tâm đúng mức đối với PCLB & TKCN và các thiên tai khác.
Vậy, Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã có giải pháp như thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra?
Giải pháp đầu tiện được Ban chỉ huy quan tâm là phải kiện toàn ban chỉ huy PCLB & TKCN từ tỉnh đến huyện, thị xã. Đồng thời rà soát, xác định số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phục vụ công tác hiện có để sửa chữa, bổ sung, bảo đảm số lượng và chất lượng cần thiết.
Một nhà dân ở thôn Đặk Liên, xã Đắk Nhau (Bù Đăng) bị sập hoàn toàn do lốc xoáy |
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung, đảm bảo an toàn cho đập; hoàn thiện quy trình vận hành để công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt lũ cho hạ lưu và cấp nước trong mùa khô.
Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện, thị xã, thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Khi lũ, lụt xảy ra phải triệt để thực hiện phương châm 4 tại chỗ “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”, sử dụng lực lượng chuyên trách và lực lượng vũ trang để ứng phó kịp thời.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm hồ chứa để giảm lũ, cấp nước sinh hoạt và phòng chống hạn trong mùa khô; xây dựng quy trình điều tiết lũ liên hồ của thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và công ty TNHH MTV thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa. Đặc biệt, Ban chỉ huy đã chủ động xây dựng kế hoạch và phương án PCLB & TKCN, quy hoạch vùng trọng điểm thường xuyên bị ngập lụt để có kế hoạch di dời dân sinh sống trong khu vực được xác định là nguy hiểm (ven sông, suối, ven sườn đồi, hạ lưu hồ thủy điện) và xây dựng bản đồ ngập lụt, cắm biển cảnh báo nguy hiểm cho dân biết chủ động phòng, tránh…
Xin cảm ơn ông!
Hải Châu (thực hiện)