【nhận định bóng đá ibongda】Vướng kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp chịu trận

trang 6

Kiểm tra chuyên ngành vẫn là một trong những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Kiểm tra chuyên ngành chiếm hơn 70% thời gian thông quan

Ngày 17/11/2015 Thủ tướng chính đã ban hành Quyết định số 2026 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực,ướngkiểmtrachuyênngànhdoanhnghiệpchịutrậnhận định bóng đá ibongda hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quyết định nêu rõ, số lượng văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành của một số bộ liên quan như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Y tế… phải sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN.

Tuy nhiên, qua gần 9 tháng thực hiện Quyết định, nhiều DN xuất nhập khẩu cho biết, đến nay kiểm tra chuyên ngành vẫn là một trong những khó khăn mà DN phải đối mặt, vừa mất rất nhiều công sức, vừa gây tốn kém về tài chính khi thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới hơn 70% thời gian thông quan hàng hóa, trong khi đó, thực hiện các thủ tục hải quan chỉ chiếm gần 30% thời gian còn lại.

Theo phản ánh của các DN ngành Dệt may – một trong những ngành hàng có tỷ trọng xuất nhập khẩu lớn nhất của nước ta, hiện nay thời gian kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu vẫn kéo dài, ví như thời gian kiểm tra bông vải nhập khẩu mất từ 10 - 15 ngày.

“Thông tư 32 và Thông tư 37 của Bộ Công thương sau khi thực hiện một thời gian thì DN đã “kêu” rất nhiều khi họ phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí, làm giảm khả năng cạnh tranh của DN, nhất là trong bối cảnh hiện nay”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Huy Tùng, Giám đốc Phát triển doanh nghiệp, Công ty TNHH HP Toàn Cầu cho biết thêm: Công ty tôi thường nhập khẩu hàng may mặc và phải kiểm tra chỉ số một số nồng độ chất. Sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành thì DN trả kết quả đó cho hải quan và phải đạt tiêu chuẩn mới được thông quan. Có khi chúng tôi nhập một vài mẫu, chỉ 5 - 10 mét vải mà phải đợi thực hiện kiểm tra chuyên ngành rất lâu từ 7 - 10 ngày, thậm chí mất đến nửa tháng để ra được kết quả.

Thêm vào đó, còn nhiều thủ tục phức tạp và địa điểm kiểm tra lại xa khiến DN rất vất vả. “Rất nhiều DN ngành Dệt may ở miền Nam, trong khi đó, kiểm tra chuyên ngành thực hiện ở Hà Nội là phần nhiều”, ông Cẩm chia sẻ.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện số lượng lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành rất lớn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 8,4 triệu lô hàng nhập khẩu, tỷ lệ kiểm tra khoảng 30 - 35%, tức là gần 3 triệu lô hàng phải kiểm tra. Với khối lượng lớn đó, nếu không có những biện pháp để hoạt động kiểm tra chuyên ngành thuận lợi hơn nữa thì sẽ rất khó khăn đối với DN.

Quy định vừa chồng chéo vừa có lỗ hổng

Theo các DN, nguyên nhân chính khiến cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành kéo dài, gây khó khăn cho DN là do những quy định rườm rà, chồng chéo, không đồng nhất. Một mặt hàng nhập khẩu vừa phải được chứng nhận hợp quy, vừa phải được kiểm tra từng lô, hay cùng một mặt hàng nhưng lần nào nhập khẩu phải xin giấy phép lần đó, kiểm tra chất lượng.

“Chúng ta có quá nhiều văn bản mà DN phải thực hiện. Ví dụ như mặt hàng điện gia dụng, DN vừa phải theo Quyết định 50 của Thanh tra vừa phải theo Quyết định 890 của Bộ Khoa học và Công nghệ khi xin giấy phép nhập khẩu bếp điện, lò nướng điện. Thậm chí, trong hai văn bản này có nhiều điểm khác nhau”, ông Tùng chia sẻ.

Về vấn đề này, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, đối với những ngành nghề đặc biệt hoặc ngành nghề mang tính nhạy cảm thì thủ tục kiểm tra chuyên ngành là cần thiết, bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay, việc quy định những ngành nghề nhạy cảm cần kiểm tra đặc biệt, những ngành nghề cần yếu tố kiểm tra chuyên ngành lại chưa rõ ràng và không đầy đủ.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Phó Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan đến 14 bộ, trong đó có Bộ Tài chính.

“Nhiều DN đánh giá, Bộ Tài chính đã có những thay đổi rất tích cực liên quan đến thủ tục hải quan. Tuy nhiên các thủ tục kiểm tra chuyên ngành khác của 13 bộ còn lại dường như vẫn chưa nhìn thấy sự vào cuộc cũng như chuyển biến, nên trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính ví như giao dịch thương mại qua biên giới, DN vẫn gặp khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí và làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của DN”, bà Thảo chia sẻ.

Trước thực trạng đó, cộng đồng DN mong muốn chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về công tác kiểm tra chuyên ngành nhanh chóng được các bộ thực hiện đúng, hiệu quả để DN có thể giảm bớt những gánh nặng trong hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời gian qua, ngành Hải quan đã nỗ lực tháo gỡ nút thắt cho DN thông qua việc thành lập địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại các khu vực có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Theo đó, tại 7 khu vực cửa khẩu, cảng có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn đã thành lập 9 địa điểm kiểm tra chuyên ngành. Việc tích hợp này đã rút ngắn 30% thời gian chờ đợi làm thủ tục cho DN, trung bình từ 7 - 9 ngày xuống còn 5 ngày.

Tố Uyên

Cúp C1
上一篇:Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
下一篇:Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời