【kết quả u19 juventus】Khó thở do răng giả rơi sâu vào phế quản
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:00:56 评论数:
Các bác sĩ Khoa Hô hấp,óthởdorănggiảrơisâuvàophếquảkết quả u19 juventus Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa nội soi can thiệp gắp một chiếc răng giả nằm sâu trong lòng phế quản cho bệnh nhân V.V.K (56 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh).
Trước khi nhập viện, bệnh nhân bị ho sặc, tức ngực, khó thở. Dựa vào kết quả chụp CT scanner lồng ngực, các bác sĩ phát hiện vị trí phế quản phải của bệnh nhân có hình ảnh dị vật phản quang kích thước 17x12mm. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp nội soi phế quản để gắp dị vật.
Quá trình nội soi lòng phế quản, ê-kíp can thiệp phát hiện một chiếc răng giả rơi vào gốc phế quản phải, vị trí tiếp cận lấy dị vật rất khó khăn.
Các bác sĩ đã gắp thành công dị vật, hút rửa sạch phế quản cho người bệnh. Sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, phổi thông khí tốt, sức khỏe ổn định.
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Trước đó, các bác sĩ bệnh viện này cũng đã gắp nhiều dị vật như mảnh xương, răng giả, hạt hoa quả… rơi vào lòng phế quản, đối tượng thường gặp là trẻ nhỏ, người già.
Bác sĩ Phạm Thị Út Trang, Phó trưởng Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết dị vật đường thở, đặc biệt là những vật có tính sắc nhọn, nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời, nằm lâu trong lòng phế quản có thể gây tổn thương thùy phổi.
Điều này dẫn đến tình trạng viêm mủ, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng như áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi, thủng phế quản, tràn khí màng phổi hoặc tắc nghẽn đường thở.
Bác sĩ khuyến cáo khi bị hóc dị vật như mảnh xương, hạt hoa quả, thức ăn, người dân không nên cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo. Những việc làm này sẽ làm cho niêm mạc họng bị trầy xước, chảy máu, dễ nhiễm trùng, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm.
Ngoài ra, người dân nên ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường thở.
Những dấu hiệu của tình trạng này thường không rõ ràng nên khi có các triệu chứng ho, ho lẫn đờm, máu, tức ngực, khó thở… người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Phát hiện mặt dây chuyền cỡ lớn trong đường thởMặt dây chuyền kim loại kích thước lớn khiến bệnh nhi 6 tháng tuổi bị phù nề, chèn ép thanh - khí quản, suy hô hấp, nôn ra máu.