欢迎来到Empire777

Empire777

【tỉ số bóng đá hôm nay】Tác phẩm nghệ thuật từ rác thải

时间:2025-01-10 21:25:22 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Nhóm học sinh Trường THCS Long Thạnh,ẩmnghệthuậttừrcthảtỉ số bóng đá hôm nay huyện Phụng Hiệp đã tái sinh rác thải sinh hoạt thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp, mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ và thân thiện với môi trường.

Em Trần Như Quỳnh bên tác phẩm “Tri ân” làm từ ngòi bút máy cũ, được các em chắt chiu qua quá trình rèn chữ.

Nguyễn Ngọc Minh Phúc, Trần Như Quỳnh, Lê Thị Ngọc Hà và Bùi Trần Khánh Hưng, học sinh lớp 9, Trường THCS Long Thạnh, đã tạo nên những sản phẩm kỳ công này. Niềm đam mê nghệ thuật kết hợp với thực tế đời sống đã thôi thúc các em đưa ra một ý nghĩ táo bạo: làm tranh từ rác thải. Em Nguyễn Ngọc Minh Phúc kể: “Từ những năm tiểu học, chúng em đã được các thầy cô rèn chữ đẹp. Theo sự tôi luyện kiên trì của chúng em, những ngòi bút bị mài mòn phải thay mới ngày càng nhiều. Nhưng chúng em không nỡ vứt đi nên tích lũy dần tạo thành một số lượng rất lớn. Chúng em mong muốn có thể tái sử dụng những ngòi bút này để tạo nên các bức tranh đẹp, có giá trị sử dụng lâu dài”.

Không chỉ ngòi bút, nhiều rác thải sinh hoạt khác cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của các em. Ý tưởng này được trình bày với cô Trần Thanh Trúc, giáo viên mỹ thuật của trường và được cô nhiệt tình ủng hộ, hỗ trợ thực hiện. Cách đây hơn một năm, cô và trò bắt tay vào quá trình nghiên cứu để tạo ra các bức tranh làm từ rác thải. Nguyên liệu để làm tranh rất đa dạng, được các em thu thập từ sinh hoạt hàng ngày như ngòi bút, vỏ trứng, vỏ cua, vỏ sò, ốc, bã cà phê, mùn cưa,… Sau đó, nhóm tiến hành làm sạch, xử lý các chất liệu để làm tranh. Các chất liệu cứng như vỏ cua, vỏ sò, ốc, vỏ trứng… được các em bẻ nhỏ ra thành từng mảnh, còn mùn cưa, bã cà phê được các em phơi khô và pha màu thực phẩm để có nhiều màu sắc hơn.

Theo nhóm tác giả, làm tranh từ rác thải không đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Tuy nhiên, người làm tranh cần phải có sự kiên trì và tỉ mỉ. Đây là yếu tố mà giáo viên hướng dẫn đánh giá cao ở nhóm học sinh này. Hàng tuần, sau giờ lên lớp, các em đều tranh thủ tập hợp lại để làm tranh. Trên nền ván ép phủ màu acrylic, các em phác họa các bức tranh và phủ keo sữa theo từng mảng. Sau đó, các em dán các nguyên liệu phù hợp theo yêu cầu của bức tranh. Liên tục như thế cho đến khi tranh hoàn thành, các em phải đợi thêm khoảng 2 ngày để cho keo sữa khô và các chi tiết trên tranh đã bám chặt. Lúc này, nhóm sẽ phủ thêm một lớp sơn bóng, rải kim tuyến và đóng khung để hoàn thành tác phẩm.

Mỗi bức tranh đều có nội dung khác nhau, được làm từ những nguyên liệu đa dạng khác nhau. Vì vậy, độ khó và thời gian để làm tranh cũng không giống nhau. Trong số những bức tranh đã được tạo ra, bức tranh khó nhất và mất nhiều thời gian nhất để làm là tác phẩm “Tảo Tần”. Để tạo ra bức tranh này, nhóm học sinh phải phối hợp các nguyên liệu đa dạng, xử lý các chi tiết lớn, nhỏ, gần, xa để tạo nên một bức tranh sinh động, tái hiện lại khung cảnh chợ nổi đặc trưng của miền Tây sông nước. Ở đó, có những người phụ nữ luôn tảo tần, lam lũ mưu sinh vì cuộc sống gia đình. Ngoài ra, nhóm còn có nhiều tác phẩm ý nghĩa khác như: Tri Ân (làm từ ngòi bút); Mai, Lan, Cúc, Trúc (làm từ vỏ sò); Bình Hoa (làm từ vỏ trứng); Sen, Hướng Dương (làm từ mùn cưa, bã cà phê),…

Em Trần Như Quỳnh bộc bạch: “Thông qua các tác phẩm này, chúng em muốn truyền đi thông điệp, những thứ rác thải sau khi sử dụng xong thì không hẳn là dừng lại ở đó, mà chúng có thể tái sinh để trở thành những món ăn tinh thần giúp cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Ngoài ra, chúng em còn muốn nhắn nhủ với mọi người, rằng chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường vì môi trường chính là cuộc sống của chúng ta”. Với những ý nghĩa đó, bộ tranh đã đạt giải nhì tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ IX năm 2022.

Chưa dừng lại ở đó, hiện nhóm còn đang nghiên cứu để tạo nên những bức tranh giàu tính thẩm mỹ khác từ các loại rác thải đa dạng hơn như túi ni lông, rác thải nhựa, góp phần hưởng ứng Đề án Hậu Giang xanh và ủng hộ thông điệp chống biến đổi khí hậu. Là người hướng dẫn của nhóm, cô Trần Thanh Trúc, giáo viên mỹ thuật, Trường THCS Long Thạnh, đánh giá cao triển vọng của sản phẩm này. Cô Trúc cho biết: “Những ai nhìn thấy các bức tranh đều không nghĩ là tranh làm từ rác thải có thể đẹp và độc đáo như thế. Trong thời gian tới, nếu các em học sinh có ý tưởng mới, tôi sẽ sẵn sàng quan tâm, hỗ trợ các em. Dự án này nếu được duy trì có thể phát triển trong tương lai, ký gửi để bán sản phẩm, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương”.

Mong rằng, với niềm say mê sáng tạo và sự hỗ trợ hết mình từ nhà trường, phụ huynh, bộ tranh “Tái sinh rác thải sinh hoạt” sẽ không chỉ là một sản phẩm dự thi, mà sẽ là một dự án đầy triển vọng, góp phần giảm thiểu rác thải và truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: