【ket qua duc 2】Bộ Công thương nêu lý do chưa phát triển mạnh điện mặt trời trước 2030

作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:05:38 评论数:

Trong báo cáo rà soát một số nội dung của quy hoạch điện 8 gửi Thủ tướng Chính phủ,ộCôngthươngnêulýdochưapháttriểnmạnhđiệnmặttrờitrướket qua duc 2 Bộ Công Thương đã lý giải việc kiểm soát phát triển dự án điện mặt trời đến năm 2030.

Theo Bộ Công Thương, tổng số các dự án đã được phê duyệt quy hoạch và bổ sung quy hoạch là 175 dự án (15.301 MW).

Đến nay, vẫn còn 51 dự án/hoặc một phần dự án điện mặt trời, với tổng công suất 6.564 MW đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch, nhưng có phần công suất chưa đi vào vận hành. Trong đó, có 5 dự án/hoặc một phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đã thi công xong, chờ xác định giá bán điện (tổng mức đầu tư ước tính khoảng 11.800 tỷ đồng).

Sau thời gian bùng nổ, điện mặt trời sẽ không còn được ưu tiên giai đoạn tới. 

Để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục phát triển các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư (bao gồm cả những dự án đã hoàn thành thi công) trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng công suất 2.428 MW.

Các dự án điện mặt trời chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136 MW có thể xem xét giãn sang giai đoạn sau năm 2030 để đảm bảo tỷ lệ hợp lý của các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống.

Bộ Công Thương giải thích: Lý do là nếu đưa vào giai đoạn trước năm 2030 sẽ làm cho tỷ lệ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng cao (khoảng 26% tổng công suất toàn hệ thống),ảnh hưởng đến khả năng vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện và ảnh hưởng đến vận hành kinh tế các nguồn thủy điện, nhiệt điện và bao tiêu khí hiện có.

Tuy nhiên, các dự án này cần phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt.

Trong thời gian đến năm 2030, nếu điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia tốt hơn, có thêm các công cụ để điều hành, đảm bảo hấp thụ mức độ cao hơn điện mặt trời và vận hành an toàn, kinh tế các nguồn điện trong hệ thống, hoặc có nhiều nguồn điện chậm tiến độ, phải có giải pháp thay thế, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán, kiểm tra và báo cáo Chính phủ.

Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến với các dự án điện mặt trời bán điện cho lưới điện quốc gia, các dự án điện mặt trời (và cả điện gió) theo hình thức tự sản xuất, tự cung cấp và tiêu thụ tại chỗ, không phát điện lên lưới điện quốc gia; các dự án điện mặt trời (và điện gió) phục vụ sản xuất các loại hình năng lượng mới (hydrogen, amoniac xanh, hóa chất,... ).

Theo Bộ này, các dự án kiểu này cần được ưu tiên phát triển, cho phép bổ sung quy hoạch và triển khai không giới hạn quy mô công suất, không phụ thuộc vào cơ cấu công suất đã có của quy hoạch.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị giãn tiến độ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136,25 MW sang giai đoạn sau năm 2030.

Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, tính toán khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất cục bộ, vận hành an toàn kinh tế của hệ thống. Trường hợp cần thiết xem xét báo cáo Chính phủ cho phép đẩy lên giai đoạn trước năm 2030 nếu các nguồn khác chậm tiến độ để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tranh thủ mức giá ngày càng rẻ của điện mặt trời.

Đối với nguồn nhiệt điện than, Bộ Công Thương cho biết có 11 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 12.960 MW đang trong quá trình xây dựng và sẽ đưa vào vận hành tới năm 2030. Bao gồm: Na Dương 2 (110 MW), An Khánh - Bắc Giang (650 MW), Thái Bình 2 (1.200 MW), Quảng Trạch 1 (1.200 MW), Long Phú 1 (1.200 MW), Sông Hậu I (1.200 MW), Nghi Sơn II (1.330 MW), Duyên Hải II (1.320 MW), Vân Phong 1 (1.420 MW), Vũng Áng II (1.330 MW), Sông Hậu II (2.000 MW).

Có 4 dự án với tổng công suất 4.800 MW có thể có rủi ro trong triển khai, bao gồm: Nam Định (1.200 MW) nhà đầu tư thông báo đã thu xếp được vốn, Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1800 MW).

Đầu tư, mua bán dự án điện mặt trời, điện gió: Thanh tra Chính phủ vào cuộcĐoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo.

最近更新