【fulham vs afc bournemouth】Dẹp chợ cóc, người dân có dễ bị “lùa” vào siêu thị?

时间:2025-01-10 09:46:37来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

Hàng chợ cóc vừa tiện vừa rẻ

Tại Hà Nội,lùafulham vs afc bournemouth không nói ngoa khi cho rằng hầu hết các khu dân cư, khu tập thể, thậm chí là ngõ nhỏ, đường to đều có sự hiện diện của chợ cóc. Chợ cóc “mọc” ra là để phục vụ nhu cầu cho các bà nội trợ muốn mau chóng sắm đủ đồ cho bữa cơm mà không phải mất công gửi xe vào chợ. Chợ bán tất cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh như mớ rau, bìa đậu, gạo, thịt, cá... Hình thành tự phát, không mất tiền thuê chỗ nên giá cả những mặt hàng này ở chợ cóc thường rẻ hơn hàng mua trong chợ chính.

Chợ cóc gần như có mặt ở mọi khu dân cư

Chị Đinh Thị Hiền Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, hằng ngày chị thường dậy sớm, tranh thủ tạt qua chợ cóc gần nhà mua thực phẩm tươi sống nấu ăn trong ngày. Chị nói: “Mua ở chợ cóc tiện lắm, xe cộ cứ thế phi ào ào, lướt qua một vòng thấy hàng nào rau cỏ, thịt thà tươi ngon nhất thì dừng xe, hỏi giá, mặc cả, ưng thì mua luôn. Giá mua ở chợ cóc bao giờ cũng rẻ hơn chợ chính, nếu giỏi mặc cả thì giá còn rẻ hơn rất nhiều”.

Chị lấy ví dụ, rau muống ở chợ cóc thường chỉ có 3.000 đồng/mớ, dịp nào rau đắt thì cũng chỉ 6.000 đồng, thế nhưng mức giá ở chợ chính bao giờ cũng thường cao hơn 500 - 1.000 đồng/mớ. Còn các loại thịt cá, giá cũng chênh nhau chừng 10.000 – 20.000 đồng/kg giữa chợ cóc và chợ chính. “So như thế thì thấy cũng chẳng đáng gì nhưng thử tính nếu nhà nhiều người, mỗi ngày đi chợ cóc mua rau cỏ, thực phẩm cũng phải tiết kiệm được ít nhất 10.000 – 15.000 đồng so với chợ chính. Mặt khác, nếu vào chợ chính thì còn gửi xe, đi bộ vào, thỉnh thoảng lỡ có mua nhiều đồ ăn hoặc đong gạo thì riêng việc xách ngần ấy thứ ra tận cổng chợ cũng đã “cực hình” lắm rồi”, chị chia sẻ.

Theo chị, nhiều quầy hàng trong chợ cóc là của nông dân mang tận quê lên bán nên đảm bảo tươi ngon. Với kinh nghiệm đi chợ nhiều năm liền, thậm chí chị Trang hiện còn quen khá nhiều người bán hàng, biết rõ ai là bán hàng qua khâu trung gian, ai là mang đồ ở quê lên bán. Chị Trang còn tự hình thành mạng lưới quầy hàng của riêng mình, nếu muốn mua thịt lợn thì mua của ai, mua thịt gà thì hàng của ai là “chuẩn” nhất...

Nói về việc đi siêu thị mua hàng, chị Trang cho biết, chị thường chỉ đến đó mua hàng vào dịp cuối tuần, các món đồ mua phổ biến là hàng khô hoặc các mặt hàng giảm giá, đồ đông lạnh mà chợ cóc không bán. “Còn về rau quả, không nói quá chứ giá bán trong siêu thị bao giờ cũng cao hơn so với chợ chính chứ đừng nói so với chợ cóc, có nhiều loại đắt gấp đôi, gấp ba mức giá tôi thường mua; rau cỏ trong đó cũng không tươi ngon bằng, các loại thịt gà, thịt lợn thì đều để đông lạnh nên dẫu có đảm bảo an toàn song khi nấu ăn, chúng chắc chắn không giữ được những mùi vị cần thiết”.

Dân có “thiết tha” với siêu thị, trung tâm thương mại?

Với tâm lý tiện đâu mua đó, ngại gửi xe nên từ lâu nay, chợ cóc ở ngay ngõ luôn là sự lựa chọn ưu tiên số một của chị Thư Trang (ngõ 98 Xuân Thủy, Cầu Giấy). Chị bảo, chợ cóc ở đây chỉ có vài hàng rau, hàng thịt, hàng cá nhưng như thế là cũng đủ cho yêu cầu của chị vì hiện nhà chỉ có 2 người. Lưng chừng sáng chị mới đi bộ vài bước ra đây, mua ít rau, ít thịt vậy là buổi trưa đã có ngay bữa ăn tươi ngon. “Chỉ khi nào muốn liên hoan đông người làm lẩu, đồ nướng, hoặc muốn đổi bữa thì tôi mới phóng xe ra chợ Nghĩa Tân để mua thực phẩm thôi”, chị nói.

Trước ở đường Trần Nhân Tông (giao cắt với đường Xuân Thủy) còn có siêu thị Fivi Mart, thỉnh thoảng chị Trang đến đây mua đồ hộp, đồ ăn vặt hoặc bột giặt, nước xả vải... và tích điểm cho tấm thẻ khách hàng của mình. Từ ngày cơ sở của Fivi Mart chuyển đến đi địa điểm khác, chị cũng không còn giữ thói quen đi siêu thị nữa. Chỉ thỉnh thoảng bố mẹ ở quê gọi điện lên nhờ mua giúp ít đồ, chị mới dắt xe máy phóng ra siêu thị.

Chị tâm sự: “Mua đồ trong siêu thị cũng có cái thú vị, không gian thoáng đẹp, hàng hóa đa dạng, chỉ có điều mất công gửi xe, có chỗ gửi xe miễn phí nhưng có chỗ vẫn thu tiền. Mặt khác, mỗi lần đi siêu thị là lại thích mua cái này, cái kia, đến lúc thanh toán kiểu gì cũng ngốn một số tiền không nhỏ. Trong khi đó mỗi lần đi chợ cóc, số tiền nhỏ giọt hơn nên không thấy “xót” bằng”.

Chợ cóc cứ dẹp chỗ này lại mọc chỗ khác bởi do tâm lý thích mua sắm "tiện lợi" của người dân

Chị Đinh Thị Tình, quê Hưng Yên, thuê trọ ở đường Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, HN, khu chị ở vừa gần chợ chính Quan Hoa và một chợ cóc ở đường bờ sông Quan Hoa. Thế nhưng bao giờ chị cũng chọn chợ cóc là nơi để mua thực phẩm. Lý do là bởi chợ cóc này rất lớn với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, giá lại rẻ hơn nhiều: “Thịt lợn nạc mông, ba chỉ ở đây đắt nhất chỉ 80.000 đồng/kg, các miếng thịt nhiều mỡ chỉ 60.000 – 70.000 đồng/kg, trong khi chợ chính giá rẻ cũng 100.000 đồng/kg, có khi còn đắt hơn”.

Chị Tình cho biết, chợ họp từ sáng sớm cho tới trưa, công an phường dẹp chợ này nhiều lần nhưng như một thói quen muốn mua đồ rẻ, đa số khách hàng thân quen vẫn ra đây mua: “Lo sợ bị bắt hàng nên số lượng các quầy rau cỏ, thịt ở chợ nhìn chung có giảm song vẫn đông đúc lắm. Họ vừa bán vừa sẵn sàng tâm lý cứ ai hô công an là ôm hàng chạy. Khách hàng ủng hộ chợ nên thậm chí còn trở thành “đồng phạm”, giúp người bán cầm hộ vài cân thịt, vài chục trứng trong lúc cấp kíp để công an không thu”, chị kể.

Cũng theo chị, siêu thị hay trung tâm thương mại chỉ để dành cho những người có thu nhập cao hoặc tương đối ổn định còn chợ cóc là để phục vụ cho dân nghèo, lao động ngoại tỉnh. Mà lao động nghèo thì luôn mong mua được thực phẩm rẻ, nên dù dẹp thế nào, các chợ cóc này cũng sẽ tìm đủ mọi cách để tồn tại vì luôn có lượng khách hàng ủng hộ vô cùng lớn.

Phải thừa nhận rằng sự phát triển của các chợ cóc, thậm chí nhiều chợ cóc ngày càng mở rộng quy mô hoạt động gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ách tắc giao thông và ảnh hưởng tới những tiểu thương buôn bán trong chợ chính. Các địa bàn phường, quận cũng thường có các đợt rà soát, dẹp chợ tuy nhiên vì tuân theo quy luật dễ “mọc”, khó dẹp nên chợ cóc vẫn tồn tại, dẹp chỗ này ngay lập tức hôm sau nó đã dịch chuyển vị trí sang một nơi khác. Và như thế, để định hướng một thói quen tiêu dùng mới trong chợ chính, trong siêu thị mà “khai tử” chợ cóc liệu có phải một cách làm khôn ngoan hay nó lại vô tình “tiếp tay” cho sự hình thảnh của những “chợ cóc di động” với quy mô siêu nhỏ tràn ngập ngõ ngách, đường phố?

Thanh Thu

相关内容
推荐内容