当前位置:首页 > Cúp C1

【top bàn thắng ngoại hạng anh】Tạo việc làm từ nguồn vốn chính sách

Báo Cà Mau(CMO) Là vùng đất nhiễm phèn mặn, thu nhập thấp nên hộ nghèo, cận nghèo của huyện U Minh luôn cao nhất tỉnh. Thời gian qua, nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách mà người dân trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Theo Phó giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện U Minh Phạm Thị Thanh Dung, để đồng vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách hiệu quả, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã chủ động phối hợp với UBND các xã và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện chỉ đạo hội đoàn thể cấp xã, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh và địa phương; thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tại các xã.

Hiện Phòng Giao dịch NHCSXH huyện thực hiện 12 chương trình tín dụng, đến cuối năm 2020 tổng dư nợ trên 317 tỷ đồng. Riêng trong năm 2020, phòng giao dịch đã giải ngân cho 4.362 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay là 98,775 tỷ đồng, tăng 47,676 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn tín dụng đến tay nông dân trên địa bàn phát huy hiệu quả với nhiều mô hình như: trồng cây ăn trái, cải tạo vuông tôm, nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng bồn bồn… Từ đó, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.

Bà Trần Kim Nguyên, Khóm 2, thị trấn U Minh, cho biết, gia đình bà trồng lúa, nuôi tôm. Ngoài ra, còn nuôi thêm cá sấu, trồng hoa màu nên có lúc cần nguồn vốn lớn để cải tạo. Cũng nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách mà gia đình bà có thêm vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, đỡ phải vay bên ngoài với lãi suất cao.

Ðược vay vốn giải quyết việc làm, bà Trần Kim Nguyên, Khóm 2, thị trấn U Minh đã cải tạo đất, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Tổ trưởng Tổ vay vốn Khóm 2, thị trấn U Minh Lê Văn Dẫn chia sẻ: "Hiện tổng dư nợ 57 hộ do ông quản lý trên 1,5 tỷ đồng. Phần lớn các hộ dân vay vốn để cải tạo đất trồng lúa, nuôi tôm, trồng màu, chăn nuôi... Các hộ đều sử dụng tốt nguồn vốn vay, đóng lãi hàng tháng đúng thời gian và gởi tiết kiệm để trả dần vốn".

Tổ trưởng Tổ vay vốn do Hội Nông dân nhận uỷ thác, ông Lê Văn Cổ, Ấp 7, xã Khánh Lâm, cho biết: "Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, bà con trên địa bàn ấp có điều kiện đầu tư sử dụng nguồn nước sạch, cũng như có thêm nguồn vốn để cải tạo đất, đẩy mạnh phát triển kinh tế".

Song song với việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với bà con thì việc củng cố và nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng luôn được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện quan tâm. Bà Phạm Thị Thanh Dung cho biết: "Năm qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện tiếp tục triển khai thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Từ đó, chất lượng hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn được nâng cao. Toàn huyện có 276 tổ, giảm 9 tổ so với đầu năm. Trong đó, có 184 tổ chất lượng tốt và 74 tổ khá, còn lại các tổ trung bình, yếu đang từng bước củng cố. Ðối với các xã, thị trấn thì hiện không còn xã xếp loại trung bình và yếu./.

 

Hồng Phượng

分享到: