【west ham vs newcastle】Đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền trong niềm vui no ấm
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là bà con đồng bào Khmer cả nước nói chung, đồng bào Khmer trên địa bàn huyện U Minh nói riêng lại tất bật đón Tết cổ truyền của dân tộc. Hiện trên địa bàn huyện U Minh có hơn 1.000 hộ đồng bào Khmer với hơn 6.000 nhân khẩu.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là bà con đồng bào Khmer cả nước nói chung, đồng bào Khmer trên địa bàn huyện U Minh nói riêng lại tất bật đón Tết cổ truyền của dân tộc. Hiện trên địa bàn huyện U Minh có hơn 1.000 hộ đồng bào Khmer với hơn 6.000 nhân khẩu.
Những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đời sống đồng bào Khmer trên địa bàn huyện U Minh không ngừng nâng lên. Điều dễ nhận thấy nhất khi đến các vùng có đông đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện U Minh vào lúc này là hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lương Văn Nghị, một trong những thành viên Ban Quản trị đang tất bật trang hoàng lại salatel để người dân đến làm lễ ông bà vào những ngày Tết. |
Ông Danh Hoài Riêm, Trưởng Ấp 6, xã Khánh Hoà, phấn khởi: “Những năm qua, nhờ Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư các công trình phúc lợi xã hội nên đời sống của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện. Có lộ nên việc đi lại giao thương hàng hoá của người dân và việc đến trường của các em học sinh cũng thuận tiện hơn trước rất nhiều. Rồi có điện, bà con cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Thông qua các buổi vận động tuyên truyền của các cấp, các ngành, ý thức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình của bà con cũng được nâng lên đáng kể, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương nên năm nay tinh thần đón Tết của bà con có phần khởi sắc hơn các năm trước”.
Bên cạnh đó, những năm qua, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương còn quan tâm hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất, cũng như tập huấn hướng dẫn, chuyển giao khoa học công nghệ cho đồng bào dân tộc. Từ đó, nhiều hộ đồng bào Khmer đã mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình nên đạt hiệu quả khá cao, từng bước phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống.
Anh Danh Giàu ở Ấp 6, xã Khánh Lâm, chia sẻ: “Những năm qua, nhờ có sự quan tâm hướng dẫn của các ngành chuyên môn trong việc sản xuất lúa nên năng suất lúa của tôi và bà con nơi đây không ngừng được nâng lên. Hiệu quả nhất vẫn là mô hình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng”, sau khi áp dụng mô hình sản xuất này tôi thấy hiệu quả mang lại khá lớn; không chỉ giảm được lượng lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu, giảm được chi phí mà năng suất và chất lượng lúa cũng được nâng lên, lợi nhuận cũng tăng theo. Từ đó kinh tế gia đình không ngừng được cải thiện nên việc đón Tết cũng sung túc hơn những năm trước rất nhiều”.
Không chỉ tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế gia đình, cải thiện điều kiện sống, những năm qua, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương còn quan tâm xây dựng các nhà văn hoá, các nơi sinh hoạt cộng đồng để bà con có điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, vui đón Tết cổ truyền một cách đúng nghĩa. Qua đó cũng góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, mang tính bản sắc dân tộc. Vào những ngày này, các ban trị sự salatel cũng đang tất bật trang hoàng lại khuôn viên, nơi thờ tự để đón tiếp đồng bào đến dâng hương và làm lễ vào những ngày Tết. |
Ngoài ra, năm nay đồng bào Khmer Ấp 6, xã Khánh Lâm còn có thêm niềm vui lớn, đó là bà con nơi đây vừa mới được Trung tâm Cấp nước sạch và Môi trường nông thôn tỉnh đầu tư công trình dẫn nước sạch về đến từng hộ gia đình. Ấp 6, xã Khánh Lâm trước đây được biết đến là vùng đất khát, người dân phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt mỗi khi mùa khô đến nên khi có được nguồn nước sạch bà con đã bật khóc trong niềm vui sướng.
Bà Sơn Thị Tuyết, Ấp 6, xã Khánh Lâm, phấn khởi: “Trước đây tôi và bà con ở đây xài nước đìa, nước sông. Mỗi khi mùa khô đến, các đìa, sông cạn thì phải đi đổi nước, vừa vất vả, lại tốn tiền lắm, nên khi được Nhà nước quan tâm đầu tư công trình nước sạch này, tôi và bà con nơi đây vui không sao tả được. Hôm nước sạch về đến nhà, tôi và mẹ tôi đã khóc vì kể từ bây giờ mình sẽ không còn cảnh chèo chống đi đổi nước nữa, có nước về, Tết năm nay chắc vui lắm!”.
Ngoài những sự quan tâm trên, hằng năm, cứ vào mỗi dịp Tết đến, chính quyền địa phương còn dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho bà con đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện. Ông Võ Hải Phận, Trưởng Phòng Dân tộc huyện U Minh, cho biết: “Để đồng bào Khmer ai cũng hưởng được một cái Tết trọn vẹn, năm nay, phòng cũng đã làm tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức Tết cho bà con, trong đó có hoạt động thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ công chức, viên chức, là đồng bào Khmer từ huyện đến ấp và tổ chức văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao cho đồng bào trong 3 ngày Tết”.
Theo đó, Phòng Dân tộc huyện đã chọn 11 điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống để tổ chức Tết tập trung, mỗi điểm tổ chức tết tập trung sẽ được huyện hỗ trợ kinh phí 1 triệu đồng. Nhằm tạo sinh khí vui tươi và để bà con có dịp ôn lại những nét văn hoá tinh thần truyền thống, Phòng Dân tộc huyện còn phối hợp Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện và Đội Văn nghệ Khmer của tỉnh biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con tại 2 xã Khánh Lâm và xã Khánh Hoà.
Đồng thời, sẽ tổ chức giải bóng chuyền, trò chơi nhảy bao bố và kéo co. Ngoài ra, huyện U Minh còn tranh thủ vận động thêm các nguồn tài trợ từ Ban Dân tộc tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để có điều kiện chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình nghèo, cận nghèo để họ có điều kiện vui Tết. Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và ý thức tự vươn lên của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện, tin rằng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm nay, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện sẽ hưởng được niềm vui trọn vẹn./.
Bài và ảnh: Lâm Chiêu