Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam Giá xăng dầu hôm nay 24/6: Tăng nhẹ 0,ỹnớihạncungcấpthôngtinđiềutratủgỗnhậpkhẩutừViệtỷ lệ kèo nha cai3 - 0,5% Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 25/6: Nhiều dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu |
Cụ thể, báo Đầu tưcó bài viết “ Mỹ nới hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam thêm 1 tuần”. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với một số tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam thêm 1 tuần. Với thông báo này, thời hạn để DOC nhận bản bình luận sẽ được kéo dài đến 5:00 giờ chiều ngày 30 tháng 6 năm 2022, tương đương với 4:00 giờ sáng ngày 1 tháng 7 năm 2022 giờ Việt Nam.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ tiếp tục rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Mỹ; nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Mỹ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.
Báo Giao thôngthông tin về việc kiểm tra dư lượng chất tồn dư trong thực phẩm Việt Nam tại EU qua bài viết “Tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra thanh long, mỳ tôm quá cao, Việt Nam họp bàn với EU”. Bài viết phản ánh lời TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, hiện tỷ lệ kiểm tra lấy mẫu hàng thanh long, mỳ tôm để kiểm tra dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm (MRL) là 20%, và tỷ lệ kiểm tra với rau gia vị là 50%.
“Tỷ lệ lấy mẫu hàng hiện tại quá cao và khắc nghiệt với hàng rau quả Việt Nam, vì sau khi lấy mẫu kiểm tra nghĩa là DN bị mất đi một giá trị hàng bao gồm giá hàng, cộng chi phí logistics cao ngất ngưởng”, ông Nam nói. Việc tỷ lệ lấy mẫu cao, trong khi, Việt Nam đang thực hiện tốt việc kiểm soát mức giới hạn dư lượng cho phép với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được TS. Ngô Xuân Nam đánh giá là “chưa hợp lý”.
Cùng với thông tin về phòng vệ thương mại, vấn đề xung quanh giá xăng dầu tiếp tục thu hút sự quan tâm, phản ánh của nhiều trang báo.
Báo Lao động đăng tải bài viết “Nên bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu”. Qua lời PGS. TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), bài viết cho rằng về cơ bản, quỹ bình ổn xăng dầu không giúp người tiêu dùng giảm chi phí. Cách thức hoạt động của quỹ là "chỉ lấy tiền trước, rồi sau đó trả lại cho bà con vào một lúc nào đó". Mục tiêu của quỹ, theo chuyên gia, như tên của chính nó, đó là "bình ổn" hay làm giảm sự truyền tải biến động của giá thế giới vào giá trong nước. Các mục tiêu khác, nếu có, chỉ là phụ.
“Việc xả quỹ thường được thực hiện khi giá thế giới kỳ liền trước tăng, trích lập quỹ khi giá thế giới kỳ liền trước giảm. "Tất nhiên, cách làm này không nhất thiết làm giảm được sự biến động của giá trong nước. Tương tự, nếu giá kỳ trước giảm, nhưng vẫn đang cao hơn mức giá trung bình trong dài hạn, thì việc trích lập quỹ càng làm cho nó chậm tiến về mức giá trung bình”, bài viết nêu.
Bàn luận vấn đề liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu, báo Dân Việtcó bài viết “Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu: Đừng "vin" vào thất thu ngân sách để giá xăng tăng ầm ầm”.
Bài viết phản ánh ý kiến của ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA): Đối với thu ngân sách, giữ ổn định thu ngân sách thật vô nghĩa nếu trong khi đời sống người dân, doanh nghiệp thiệt hại. Không thể chỉ nghĩ cho mình. Phải linh hoạt trong điều hành chính sách của Nhà nước, cung ứng và đời sống xã hội. Nếu giữ giữ ổn định thu ngân sách mà lạm phát thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Hơn nữa, kiến nghị giảm thuế, chúng ta chỉ giảm thu ngân sách giai đoạn từ nay đến hết năm 2022 (ngắn hạn) không ảnh hưởng quá mức đến ngân sách dài hạn. Đồng thời, việc giảm thu cũng là động lực để giảm chi, tái cơ cấu lại nguồn lực ngân sách đất nước, để khoan sức dân.