【soi kèo nice hôm nay】Xây dựng pháp luật tài chính: Tuân thủ các cam kết quốc tế

 人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:00

trang 10

Tập huấn lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính tại Quy Nhơn,âydựngphápluậttàichínhTuânthủcáccamkếtquốctếsoi kèo nice hôm nay Bình Định.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chính, Bộ Tài chính sẽ hướng tới thực hiện phát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật, đảm bảo lợi ích xã hội và tuân thủ các cam kết quốc tế.

Ông Đặng Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho biết như vậy tại Chương trình tập huấn lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, do Vụ Pháp chế phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 29/9, tại Bình Định.

Hoàn thiện từ khâu hoạch định chính sách đến văn bản

Cũng theo ông Khôi, Luật Ban hành VPQPPL năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định hợp lý, cụ thể hơn về việc lấy ý kiến để tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng VPQPPL một cách thực chất, hiệu quả hơn.

Đặc biệt, Luật quy định rõ trách nhiệm của cơ quan được giao chủ trì soạn thảo VPQPPL phải tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

Từ những yêu cầu đặt ra đó, thời gian qua, nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Ban hành VBQPPL, Bộ Tài chính đã nhanh chóng có thông báo ý kiến của lãnh đạo Bộ về tổ chức triển khai thực hiện Luật đến tất cả các đơn vị ngành Tài chính. Đồng thời xây dựng Quy chế xây dựng, ban hành VPQPPL, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính (Quy chế 1480).

“Quy chế 1480 của Bộ Tài chính đã có những quy định bảo đảm tổ chức tốt việc lấy ý kiến rộng rãi tổ chức, cá nhân về dự thảo VPQPPL do các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, đúng theo quy định tại Luật ban hành VBQPPL, phù hợp với đặc thù của VBQPPL tài chính với phạm vi và đối tượng tác động rất rộng, từ người dân, doanh nghiệp đến các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước”, ông Khôi nhấn mạnh.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được của Bộ Tài chính, đại diện Dự án “Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện” (USAID/Việt Nam GIG), chuyên gia quốc tế Nestor Scherbey cho biết, trong giai đoạn vừa qua, hệ thống pháp luật về tài chính đã được hoàn thiện trong tất cả các lĩnh vực đã tạo cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ứng phó linh hoạt và hiệu quả với các thách thức của khủng hoảng và suy thoái kinh tế vừa qua.

Đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Tại chương trình tập huấn, Chuyên gia của USAID/Việt Nam GIG Lê Sỹ Giảng cũng nhấn mạnh, Bộ Tài chính là một trong những cơ quan làm rất tốt công việc lấy ý kiến của các đối tượng liên quan trong quá trình xây dựng VPQPPL. Tuy nhiên, so với những yêu cầu mới trong luật mới và những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn vẫn còn có nhiều việc cần thực hiện trong thời gian tới.

Về vấn đề này, ông Khôi cho biết, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài chính, Bộ Tài chính sẽ hướng tới thực hiện triệt để phát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật. “Từ thực tiễn cả ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng pháp luật có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, giúp phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị trong việc tham gia công việc Nhà nước của nhân dân, thực hiện quyền tham gia của người dân đã được Hiến pháp của các nhà nước dân chủ quy định. Từ đó củng cố niềm tin của người dân vào quá trình ra quyết định của Chính phủ”.

Cũng theo ông Khôi, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài chính sẽ tiếp tục huy động trí tuệ của cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh được quy định trong văn bản pháp luật và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, tiếp thu… nhằm góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản sau khi ban hành, giảm thiểu các rủi ro từ các hậu quả không lường trước của chính sách tài chính.

Đặc biệt, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tài chính cũng bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế. Tăng cường hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc cần quan tâm, chú trọng hơn đến tính minh bạch của hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật kinh tế tài chính. Ngày càng nhiều các thỏa thuận quốc tế (FTA, TPP, TF) đưa điều khoản về minh bạch hóa pháp luật thành cam kết để buộc các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc này. Việc minh bạch hóa pháp luật không chỉ dừng ở yêu cầu công khai, minh bạch quy định pháp luật đang có hiệu lực thi hành mà còn yêu cầu minh bạch và gia tăng sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng pháp luật.

Theo thống kê của USAID, kể từ khi dự án triển khai năm 2013, 38 luật và quy định đã được soạn thảo, sửa đổi hoặc thông qua theo các mục tiêu dự án; 26 hoạt động tăng cường xây dựng chính sách đã được thực hiện; 24 tổ chức xã hội tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp và vận động chính sách cùng Quốc hội Việt Nam.

Tố Uyên

顶: 6322踩: 2