Cụ thể,ấtcậptrongLuậtBanhagravenhvănbảnquyphạmphaacutepluậti so bong da lu tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 là những quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, với nội dung như sau: Hiến pháp. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước...
Như vậy, theo quy định tại Khoản 8, Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, thì chỉ có thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân sân tối cao mới là văn bản quy phạm pháp luật. Và trong điều này không hề đề cập đến Thông tư liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã nêu. Cụ thể, tại Điều 2 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong luật này có quy định như sau: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nghị định của Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ...
Với quy định như tại Khoản 8, Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cũng đồng nghĩa với việc không thừa nhận thông tư liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhau là một văn bản quy phạm pháp luật. Vừa qua, để hướng dẫn thi hành một số nghị định của Chính phủ, có hàng loạt thông tư liên tịch mới được ban hành giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì từ ngày 1-7-2016, các thông tư liên tịch này có được áp dụng không? Các thông tư liên tịch này có giá trị pháp lý không hay nó chỉ mang bản chất như một công văn dùng để trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể hay giữa các tổ chức với cá nhân khác?
Để tránh trường hợp luật vừa mới ban hành và mới có hiệu lực đã phải sửa đổi, bổ sung, tôi đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương xem xét kỹ lại nội dung của Khoản 8, Điều 4 trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, tham mưu Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành điều khoản này.
N.V