您的当前位置:首页 > World Cup > 【bảng xếp hạng bóng đá c2】Điểm sáng khoa học công nghệ địa phương 正文

【bảng xếp hạng bóng đá c2】Điểm sáng khoa học công nghệ địa phương

时间:2025-01-25 16:53:11 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Năm 2016, bằng sự nỗ lực và chủ động, công tác quản lý, thực hiện nhiệm v bảng xếp hạng bóng đá c2

Năm 2016,Điểmsngkhoahọccngnghệđịaphươbảng xếp hạng bóng đá c2 bằng sự nỗ lực và chủ động, công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn thị xã Ngã Bảy đã thu được một số kết quả tích cực.

Nhiều vườn cây ăn trái trên địa bàn thị xã Ngã Bảy được lắp đặt hệ thống phun nước tưới tiết kiệm nước.

Với chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động KH&CN, trong năm, Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy đã triển khai các nhiệm vụ KH&CN rất hiệu quả. Cùng với nguồn vốn sự nghiệp khoa học, vốn huy động của nhân dân, nhiều tiến bộ KH&CN đã được nghiên cứu, triển khai trên tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng và thực hiện thông qua các dự án, đề tài, mô hình thực tế ở địa phương.

Tiêu biểu nhất là mô hình tưới phun mưa cho vườn cam sành thuộc dự án “Áp dụng hệ thống tưới phun mưa cho vườn cam sành trên địa bàn thị xã Ngã Bảy giai đoạn 2015-2017” do Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy Nguyễn Hữu Trí làm chủ nhiệm. Dự án thực hiện 2 mô hình với quy mô 2ha hiện đã được 12 tháng, cây trồng phát triển tốt. Vì thế, nông dân tham gia dự án rất tâm đắc với mô hình tưới phun này. Ông Trần Văn Trề, ở khu vực 3, phường Ngã Bảy, vui vẻ khoe: “Tôi thích nhất ở mô hình là chỉ cần bật công tắc là có thể tưới xong vườn cây khoảng 1ha nhưng chưa tới 30 phút. Công việc làm vườn bây giờ nhẹ nhàng vô cùng”.

Với cách tưới phun mưa của mô hình đã giúp nhà nông tiết giảm được hơn 90% chi phí tưới và công chăm sóc. Chủ nhiệm dự án Nguyễn Hữu Trí cho biết: “Mô hình tưới phun mưa này được lắp đặt bằng hệ thống ống nhựa chắc chắn và có hệ thống theo dõi cho người điều khiển. Nếu sử dụng cách tưới kiểu cũ, bà con phải chi từ 100.000-200.000 đồng/lần tưới. Với cách tưới phun mưa thì chỉ tốn khoảng 10.000 đồng/lần tưới. Phương pháp tưới phun mưa còn vượt trội hơn cách cũ là không làm xói mòn đất, nước thấm từ từ, đất tơi xốp, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt”.

Dù chỉ mới thực hiện được 1 năm, nhưng mô hình của dự án đã thu hút sự quan tâm, học hỏi của nhiều nhà vườn trong và ngoài khu vực. Ông Lê Văn Bảy, ở phường Lái Hiếu, cho biết: “Nghe mô hình tưới phun này rất tiện ích, tôi đến xem và về làm theo. Nhờ vậy, mấy tháng nay việc chăm sóc vườn của tôi an nhàn hẳn”.

Ông Nguyễn Hữu Trí cho biết thêm: “Mô hình này đã thật sự lan tỏa, đặc biệt là không ít nhà vườn ở tỉnh Bến Tre đến xem và làm theo. Tuy chi phí đầu tư ban đầu hơi cao (khoảng 50 triệu đồng/ha), nhưng sau khi xem mô hình, nhiều nhà vườn đã uyển chuyển thay thế bằng ống nhựa dẻo, nhờ đó giảm được 2/3 chi phí đầu tư ban đầu, đồng thời cách làm này cũng được hơn chục nhà nông ở thị xã áp dụng”.

Sau mô hình tưới phun mưa, dự án “Trồng rau an toàn trong nhà lưới” của chủ nhiệm Nguyễn Cẩm Trúc, cán bộ khuyến nông thị xã Ngã Bảy cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nông dân. Dự án thực hiện mô hình tại xã Đại Thành, với mục tiêu giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ sang mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới. Với cách trồng mới này giúp hạn chế sâu bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tạo ra nguồn rau an toàn cung cấp cho địa phương.

Chị Nguyễn Cẩm Trúc cho hay: “Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới với hệ thống tưới tự động đã giải quyết công lao động cho nông hộ, tạo ra sự đa dạng về các mô hình kinh tế. Rau được bao bọc trong hệ thống lưới che an toàn sẽ tránh được nhiều loại sâu bệnh. Từ đó, trong canh tác hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu, giảm được chi phí, giúp người dân nhẹ công chăm sóc, tăng thu nhập”.

Qua gần 1 năm thực hiện dự án “Trồng rau an toàn trong nhà lưới” đã thu hoạch xong 10 đợt, sản lượng thu hoạch gần 3 tấn rau gồm: cải xanh, cải ngọt, rau muống, mồng tơi. Mỗi ký rau có giá bán từ 5.000-10.000 đồng/kg, nông dân lãi từ 1,2-1,4 triệu đồng/đợt. “Mô hình trồng rau trong nhà lưới khá hay vì nhẹ công chăm sóc, giảm ô nhiễm cho môi trường. Tôi dự tính sau khi kết thúc dự án sẽ tiếp tục tận dụng lại nhà lưới để trồng rau, duy trì mô hình để làm mẫu cho bà con xung quanh học tập, làm theo”, ông Nguyễn Hoàng Long, ở ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, bày tỏ.

Có thể nhận thấy, các mô hình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được triển khai trên địa bàn thị xã Ngã Bảy trong năm 2016 đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần thay đổi tư duy và tập quán sản xuất của người dân, từng bước thực hiện thành công các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp tại địa phương. Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy Nguyễn Thị Kim Loan cho biết: Trong năm tới, thị xã tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa nguồn kinh phí khoa học công nghệ thông qua triển khai nhân rộng những mô hình hiệu quả của những năm trước. Với mong muốn là giúp nhà nông canh tác tốt, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Trong năm 2016, Phòng Kinh tế thị xã còn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các mô hình, dự án đến nông dân như “Trồng chuối cấy mô”; “Chương trình bò Heifer hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo xã Hiệp Lợi”; dự án “Trồng bưởi da xanh”; mô hình “Chanh không hạt” hỗ trợ các xã nông thôn mới; triển khai mô hình quản lý sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái ở xã Đại Thành; dự án “Trồng dưa hấu an toàn thực phẩm”; mô hình “Nuôi gà nòi thịt trên đệm lót sinh học”. Tất cả các mô hình đều đúng tiến độ và vật nuôi, cây trồng phát triển tốt, đạt hiệu quả.

 

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG