【ket qua bong net】Quản lý tuân thủ
Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Theo Cục QLRR (Tổng cục Hải quan- đơn vị được giao làm đầu mối xây dựng Đề án quản lý và khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật), từ năm 2014 đến nay, cơ quan Hải quan ngày càng hoàn thiện về hành lang pháp lý đối với công tác QLTT. Theo đó, các quy định, quy trình thực hiện QLTT DN được ban hành, giúp cho cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động QLTT DN có hiệu quả hơn, chính xác hơn. Từ các quy định tại các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư và Quyết định của Bộ Tài chính, các Bộ Tiêu chí được xây dựng và bổ sung các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ DN, xếp hạng DN được đầy đủ hơn, sát với tình hình hoạt động XNK của DN hơn. Nhờ đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ của DN chính xác, cơ quan Hải quan xây dựng và áp dụng các chính sách rõ ràng hơn giữa DN tuân thủ và DN không tuân thủ. Các biện pháp, kỹ thuật QLTT DN được hình thành vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ vừa đảm bảo tạo thuận lợi thương mại cho DN theo đúng triết lý QLRR gồm: Thu thập thông tin tổ chức, cá nhân XNK; đánh giá tuân thủ DN; quản lý DN tuân thủ; đánh giá phân loại mức độ rủi ro DN; đánh giá điều kiện áp dụng chính sách; quản lý hồ sơ DN trọng điểm và quan hệ hợp tác Hải quan-DN;
Lần đầu tiên ngành Hải quan đã xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí QLRR và Tổng cục Hải quan ban hành bộ chỉ số tiêu chí QLRR, là các công cụ kỹ thuật quan trọng, khoa học và có hiệu quả trong phương pháp quản lý hải quan hiện đại phục vụ cho quản lý đánh giá tuân thủ DN một cách chính xác, minh bạch và công bằng. Đến nay, một bộ phận công chức trong lĩnh vực này đã vận hành thuần thục và hiệu quả các bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ, bộ chỉ số tiêu chí QLRR để áp dụng chế độ quản lý hải quan, quản lý thuế, cũng như nhận thức của công chức Hải quan trong thực hiện và áp dụng QLTT được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu DN được xây dựng và vận hành ổn định nằm trong cấu phần Hồ sơ DN thuộc Hệ thống thông tin QLRR (RiskMan2) và Hệ thống VCIS. Trong đó, cơ quan Hải quan đã thiết lập được mạng lưới thu thập thông tin DN từ tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan (từ đăng ký tờ khai hải quan, thông quan hàng hóa, đến xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan, kiểm tra sau thông quan, kết quả thanh, kiểm tra chuyên ngành, về quản lý thuế và kể cả thông tin từ các bộ, ngành khác có liên quan gửi đến theo Cơ chế một cửa quốc gia). Từ đó, phân công các cán bộ công chức từ cấp Chi cục, cấp Cục và Tổng cục ở tất cả các đơn vị nghiệp vụ chức năng hàng ngày phải cập nhật thông tin DN vào hệ thống.
DN tuân thủ được hưởng lợi
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng số DN được thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin hồ sơ DN đến hết quý I-2016 là 1.484 DN. Trong số này có, 5.226 DN tuân thủ (chiếm 6,43%); 1.251 DN không tuân thủ. Kết quả đánh giá rủi ro, 2.528 DN rủi ro cao ( chiếm 3,11%); 37.606 DN rủi ro trung bình ( chiếm 46,26%) và 9.170 DN rủi ro thấp (chiếm 11,28%). Qua xử lý, cơ quan Hải quan phát hiện 2.088 DN bị xử lý về hành vi khai sai trong khi làm thủ tục hải quan; 1.513 DN bị xử phạt hành chính về thuế; 2.088 DN bị xử phạt do khai sai nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp…
Trên thực tế, cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho nhóm DN tuân thủ, đồng thời áp dụng các chế độ quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với DN không tuân thủ, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới giảm hẳn các hành vi vi phạm pháp luật của nhóm DN không tuân thủ, từ đó tạo động lực để cộng đồng DN thấy được cơ chế quản lý công bằng, minh bạch, rạch ròi của cơ quan Hải quan. DN đi đến nhận thức tốt và dần từng bước tự nguyện, tự giác tuân thủ pháp luật, tạo ra sự chuyển dịch dần cơ cấu DN từ chỗ số lượng DN đạt mức độ tuân thủ rất nhỏ, chỉ khoảng chưa được 10% trong tổng số DN hoạt động xuất nhập khẩu đi đến đạt được tỷ lệ chuẩn trong khu vực là 70-80% DN chấp hành, tuân thủ pháp luật. Mục tiêu trước tiên là giữ vững, bảo toàn được số DN tuân thủ không bị tụt hạng hoặc được chuyển sang các mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn là DN ưu tiên, đồng thời giảm dần số lượng DN không tuân thủ để nâng hạng, chuyển sang nhóm DN được đánh giá tuân thủ.
Đơn cử như đối với DN tuân thủ, cơ quan Hải quan căn cứ vào hệ thống pháp luật thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thủ tục hải quan, quản lý thuế cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể, trước khi thực hiện thủ tục hải quan: Đã được xác định đưa vào danh sách DN tuân thủ và khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử được phân luồng miễn kiểm tra; áp dụng kiểm tra trước bằng thiết bị không xâm nhập thay vì kiểm tra thực tế; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế, phân luồng việc kiểm tra thực tế qua máy soi container, chuyển kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành khi đã xác định được chất lượng ở các lần trước đó. Đồng thời, trong khi thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan giảm tỷ lệ kiểm tra đánh giá tuân thủ, giảm mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa, áp dụng biện pháp kiểm tra bằng thiết bị không xâm nhập, giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành; áp dụng biện pháp giám sát hải quan: áp dụng biện pháp giám sát bằng thiết bị kỹ thuật, giảm giám sát trực tiếp. Cùng với đó, thực hiện thủ tục quản lý thuế như áp dụng thời hạn chậm nộp thuế (ân hạn nộp thuế), giảm kiểm tra hồ sơ thuế, giảm kiểm tra các cơ sở tính thuế, áp dụng biện pháp bảo lãnh nộp thuế; áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất trong khung chế tài xử lý vi phạm pháp luật về hải quan. Ngược lại, cơ quan Hải quan tập trung quản lý rất chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với DN không tuân thủ, gồm: Đưa DN vào danh sách trọng điểm có rủi ro cao, không tuân thủ pháp luật; áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ ngay từ khi phương tiện vận chuyển hàng hóa đưa vào khu vực quản lý của Hải quan; tổ chức thu thập thông tin, thiết lập hồ sơ rủi ro cao, lập hồ sơ DN theo dõi riêng…
Kinh nghiệm quản lý tuân thủ doanh nghiệp của Hải quan các nước: Hải quan Hoa Kỳ:Hải quan Hoa Kỳ áp dụng Chương trình nhà nhập khẩu tự đánh giá ISA (Import Self-Assessment) là một phương pháp tiếp cận tự nguyện trong tuân thủ thương mại. Để tham gia chương trình ISA, nhà nhập khẩu phải đáp ứng một số điều kiện như: Là thành viên C-TPAT (Chương trình hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp chống khủng bố); Hoàn tất biên bản ghi nhớ và bộ câu hỏi ISA; Cam kết tuân thủ tất cả luật và quy định của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới; Duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ có các đảm bảo phù hợp với quy định của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới; Thực hiện đánh giá rủi ro hàng năm để xác định rủi ro đối với việc tuân thủ luật và quy định của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới; Xây dựng, thực hiện kế hoạch tự kiểm tra thường niên để ứng phó với các rủi ro được xác định; Thực hiện điều chỉnh, sửa chữa đối với các lỗi, hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ được phát hiện sau khi tự kiểm tra… Hải quan Úc:Có thể nói cơ quan Hải quan Úc là đơn vị đi đầu trong các thành viên Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nghiên cứu, áp dụng sớm nhất các nguyên tắc quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ. Mô hình quan lý tuân thủ cũng chỉ ra rằng cần có chiến lược tuân thủ để duy trì và phát triển doanh nghiệp tuân thủ luôn “sẵn sàng tuân thủ” cho mỗi một lần hợp tác diễn ra. Bởi vậy, chúng ta cần suy nghĩ rộng hơn về chiến lược quản lý tuân thủ và xem xét hàng loạt các biện pháp can thiệp tuân thủ trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ tự nguyện tuân thủ như thế nào; Những chỉ dẫn về các chính sách có thể áp dụng đối với từng cấp độ tuân thủ và khi đưa ra chính sách quản lý phải nhận biết ta sẽ tạo ra môi trường mới cho doanh nghiệp thực thi và cái gì đang điều khiển hành vi của họ, hay nói cách khác lý do không tuân thủ của họ là gì, để chúng ta có thể đưa ra những biện pháp phù hợp với từng hành vi của họ. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất như thế nào?
- Ông chủ Glazer đột ngột qua đời, ManU ra sao?
- Chính thức bắt giữ con gái Chủ tịch hãng hàng không đuổi trưởng tiếp viên
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- Việt Nam được bầu là Chủ tịch Ủy ban điều phối WIPO
- Tranh chấp tài sản nghìn tỷ của... bà bán bún
- Nâng cao năng suất ngành cơ khí: Vốn không có
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Hành khách được gì từ cuộc cạnh tranh của các hãng hàng không Việt?
- Đầu tư mạo hiểm đối với chương trình thương mại hóa
- Đế chế Alibaba: Lòng tin tạo nên bản sắc
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- KH&CN đưa DN Hà Nội phát triển nhanh
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- Phá hoại cây ATM bằng keo 502
- Những thảm họa kinh hoàng trong ngày Black Friday
- VietJetAir mua 63 chiếc máy bay Airbus trị giá 6,4 tỷ USD
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Đã có thể tìm ra bí ẩn ở Tam giác quỷ Bermuda?