Tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa,ếcơsởvượtigres – león vào công tác tại Trung tâm Y tế thị xã Phước Long và gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân đến nay đã hơn 30 năm, bác sĩ Vũ Ngọc Tám, Trưởng trạm Y tế xã Bù Gia Mập vẫn không quên những năm dịch sốt rét luôn là nỗi ám ảnh với người dân các xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Tuy nhiên, với nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng khát khao cống hiến, bác sĩ Tám và đồng nghiệp đã tiên phong vào “vùng rốn” của sốt rét để cùng dập dịch, thực hiện tốt thiên chức của người bác sĩ. Bác sĩ Tám chia sẻ: “Từ những năm 1990 đến 2000, tỷ lệ người dân nơi đây mắc sốt rét và tử vong do sốt rét rất cao. Tuy nhiên, đến nay bệnh sốt rét đã giảm nhiều. Nếu được đầu tư chăm sóc, phòng ngừa, xử lý dịch bệnh hiệu quả, tôi tin rằng dịch sẽ được đẩy lùi triệt để”. Bác sĩ Vũ Ngọc Tám, Trưởng trạm Y tế xã Bù Gia Mập thăm khám cho trẻ người dân tộc Dao tại Trạm Y tế xã Năm 2022, toàn xã Bù Gia Mập không ghi nhận trường hợp bệnh sốt rét. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận với xã vùng sâu biên giới. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cũng ghi nhận thấp, trong năm 2022 chỉ xảy ra 20 trường hợp. Theo bác sĩ Tám, để y, bác sĩ có thể thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thì yếu tố tiên quyết là phải nói được tiếng đồng bào. “Công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, hầu hết cán bộ, nhân viên y tế phải biết tiếng đồng bào. Bởi khi bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh, chúng tôi phải dùng 2 thứ tiếng với mong muốn người dân hiểu và tuân thủ phác đồ điều trị” - bác sĩ Tám cho biết thêm. Cũng là người có hơn 20 năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở xã Bù Gia Mập, chị Chu Thị Oanh, nhân viên y tế thôn bản phụ trách thôn Cầu Sắt, xã Bù Gia Mập hiểu rất rõ đồng bào. Chị Oanh cho biết: Cán bộ, nhân viên, viên chức, người lao động làm việc ở Trạm Y tế xã phải biết tiếng đồng bào để giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho người dân, vì nhận thức chung về chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây còn hạn chế. Chị Chu Thị Oanh và Trần Thị Hằng, cán bộ y tế thôn bản, thường xuyên xuống tận nhà dân để vận động, tuyên truyền, tư vấn người dân cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Cùng quan điểm với chị Oanh, chị Trần Thị Hằng, nhân viên y tế thôn bản phụ trách thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập cho biết thêm: “Trước kia, mình nói chị em đưa con đi tiêm phòng theo lịch trình thì họ cho biết tiêm về bị sốt nên không đưa con đi. Rõ ràng người dân không hiểu hoặc hiểu chưa hết tác dụng của tiêm vắc xin phòng bệnh nên cán bộ y tế phải tư vấn rất kỹ người dân mới tin theo. Bây giờ thì các bà mẹ có con nhỏ đã hiểu hơn và đưa con đi tiêm phòng đầy đủ”. Xã Bù Gia Mập có diện tích tự nhiên hơn 35.000 ha, dân cư sinh sống không tập trung, tỷ lệ đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông chiếm hơn 70% dân cư và từng là “vùng rốn” bệnh sốt rét, sốt xuất huyết của tỉnh, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vì thế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, nỗ lực của tập thể y, bác sĩ, năm 2022, Trạm Y tế xã Bù Gia Mập ghi nhận kết quả tích cực với 4.600 lượt đến điều trị, trong đó có 20 trường hợp điều trị nội trú, 60 trường hợp điều trị ngoại trú và lần đầu tiên từ năm 1990 đến nay, xã không ghi nhận trường hợp sốt rét. Kết quả này đã đóng góp vào thành tích chung của 7 trạm y tế và 1 trung tâm y tế huyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác khám, điều trị bệnh và thường trực cấp cứu, không để dịch chồng dịch xảy ra trên địa bàn. |