Ông Lương Văn Ngà – Cục trưởng Cục Thuế Khánh Hòa kiến nghị như vậy,ếnnghịchokhoanhnhữngkhoảnnợkhóthukhôngtínhtiềnchậmnộtỷ số việt nam hôm qua khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN.
>>Tìm 'lời giải' cho 'bài toán' nợ thuế
>>Bài 1: Cần thiết phải 'khoanh nợ' không thể thu
>>Bài 2: Rà soát, phân loại nợ để có giải pháp thu phù hợp
PV: 9 đầu năm, nợ thuế do Cục Thuế Khánh Hòa quản lý được đánh giá là khá cao, xin ông cho biết đôi nét về tình hình nợ và nguyên nhân nợ thuế tăng cao trên địa bàn?
- Ông Lương Văn Ngà:Nợ thuế còn tồn tại thời điểm ngày 31/12/2017 chuyển sang 2018 là 840,6 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2018, có thời điểm tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vượt lên trên 1.450 tỷ đồng, tăng 83,2% so với thời điểm cuối năm 2017.
Cục Thuế Khánh Hòa tăng cường rà soát, đối chiếu, sàng lọc và đưa ra giải pháp thu phù hợp. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Nguyên nhân chính dẫn đến nợ thuế tăng là tiền phạt chậm nộp (0,03%/ngày) của doanh nghiệp (DN) nợ thuế. (Hay còn gọi là "nợ ảo" - tức là không xuất phát từ thuế thu từ hoạt động có phát sinh giá trị gia tăng trong sản xuất, kinh doanh).
Nguyên nhân khác làm cho nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng là các khoản nợ từ đất chiếm tới 43% tổng tiền thuế nợ trên địa bàn. Cùng với đó, việc xử lý dứt điểm các khoản nợ liên quan đến nghĩa vụ từ đất cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc tiền nợ thuế mỗi ngày một tăng.
Ông Lương Văn Ngà |
Có DN điển hình nợ thuế lớn như: Công ty CP Sông Đà Nha Trang. Tính đến cuối tháng 6/2018, DN này nợ trên 338 tỷ đồng các khoản nghĩa vụ liên quan đến đất, chiếm 30% tổng số thuế nợ.
Trên đây là những yếu tố cơ bản làm cho nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa giảm thậm chí vẫn có chiều hướng tăng vì "nợ ảo".
Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, liên tục và quyết liệt; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành đặc biệt là lãnh đạo UBND tỉnh, 9 tháng đầu năm, Cục Thuế Khánh Hòa đã thu hồi được trên 786,2 tỷ đồng tiền thuế nợ.
Trong đó, một số DN có nợ lớn như: Công ty CP Sông Đà Nha Trang đã nộp 349,8 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư VCN nộp trên 71,7 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa – Ninh Hòa nộp 21,4 tỷ đồng…
Vì vậy, tính đến cuối tháng 9/2018 tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giảm xuống còn 699,8 tỷ đồng, giảm 140,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 17% so với nợ thời điểm ngày 31/12/2017 chuyển sang. Như vậy, đến nay tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn đang ở mức 4,9% trên tổng thu ngân sách.
PV: Được biết, tỉnh Khánh Hòa có khá nhiều DN dây dưa, chây ỳ nợ thuế, ông có đánh giá gì về tình trạng nợ thuế của những DN trên?
- Ông Lương Văn Ngà:Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 43 DN có số nợ từ 1 tỷ đồng trở lên, với tổng nợ là 258,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 125,7 tỷ đồng; nợ tiền sử dụng đất là 48,5 tỷ đồng; nợ tiền thuê đất là 49,8 tỷ đồng; nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 28,9 tỷ đồng; tiền chậm nộp từ đất là 5,5 tỷ đồng.
Một số DN điển hình có số nợ khá lớn là: Công ty CP Đất Mới, nợ trên 49,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Pegas Việt Nam, nợ trên 47,2 tỷ đồng; Công ty CP thuthiemgroup, nợ trên 24,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Cat Tiger Việt Nam, nợ trên 17,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng ADC, nợ trên 9,1 tỷ đồng…
Bên cạnh DN có số nợ lớn nêu trên, Cục Thuế Khánh Hòa hiện đang quản lý 81 DN nợ trên 66,8 tỷ đồng tiền thuế. Hầu hết với số DN này, Cục Thuế Khánh Hòa đã thực hiện tất cả các bước cưỡng chế theo quy định nhưng vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ. Hiện cơ quan thuế đang đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh.
Hầu hết các DN nợ thuế nêu trên đều trong tình trạng để nợ thuế kéo dài, nợ thuế gối đầu. Mặc dù nhiều lần cơ quan thuế mời DN đến làm việc, nhiều lần cưỡng chế nhưng DN thường xuyên nêu khó khăn, để nợ gần 90 ngày hoặc chờ khi có quyết định cưỡng chế mới nộp tiền thuế. Các DN thi công công trình vốn nhà nước nêu lý do ngân sách chưa giải ngân vốn đầu tư nên chưa có tiền nộp thuế.
Bên cạnh đó, khối các DN khai thác khoáng sản cũng thường xuyên để nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do đây là khoản nộp khá lớn. DN thường chờ có sản lượng khai thác và doanh thu mới có nguồn để nộp, dẫn đến nợ thuế.
Cùng với đó, nhiều DN xin phép khai thác khoáng sản, xin giao đất tại Khánh Hòa nhưng trụ sở DN lại ở địa phương khác, hoặc thành lập DN tại Khánh Hòa, nhưng người thành lập, người quản lý ở địa phương khác. Điều này dẫn đến việc đôn đốc, làm việc với DN để xử lý nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, nợ nghĩa vụ tài chính về đất gặp rất nhiều khó khăn.
PV: Từ thực tiễn địa phương Cục Thuế Khánh Hòa có giải pháp và kiến nghị gì nhằm giảm tỷ lệ nợ thuế thưa ông?
- Ông Lương Văn Ngà:Xác định công tác thu hồi nợ thuế có vai trò hết sức quan trọng trong công tác thu ngân sách, vì vậy Cục Thuế Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ tất cả các biện pháp nghiệp vụ theo đúng quy trình quản lý và thu hồi nợ thuế.
Xuất phát từ thực tiễn địa phương, Cục Thuế Khánh Hòa đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan, hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh khẩn trương giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của DN trong xác định nghĩa vụ tài chính về đất như: giá đất, giá tài nguyên để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Đồng thời, đề nghị Sở Tài chính sớm xử lý thủ tục và hạch toán ghi thu ghi chi các dự án được khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ vào nghĩa vụ tài chính về đất để cơ quan thuế xử lý giảm nợ và giảm tiền chậm nộp.
Đặc biệt đề nghị Công an tỉnh Khánh Hòa tăng cường phối hợp hơn nữa với cơ quan thuế trong việc đôn đốc các trường hợp nợ thuế lớn, nợ dây dưa, không hợp tác với cơ quan thuế trong việc thu nộp các khoản nghĩa vụ với ngân sách.
Cục Thuế Khánh Hòa cũng đề nghị Nhà nước cho khoanh những khoản nợ khó thu không tính tiền chậm nộp; đề nghị cho xóa các khoản nợ của người nộp thuế đã chết, đã phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh không còn khả năng nộp ngân sách… nhằm "nợ ảo", giảm áp lực quản lý nợ cho cơ quan thuế, dành nguồn lực tập trung thu ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu cho ngân sách./.
PV: Xin cảm ơn ông!
Văn Tuấn (thực hiện)