【tỷ số trực tuyến bóng đá 7m cn】Giáo viên được tự xử lý học sinh ngỗ nghịch sẽ hạn chế bạo lực học đường?
Mới có hai tháng đầu năm học mà liên tiếp xảy ra những sự việc bạo lực học đường,áoviênđượctựxửlýhọcsinhngỗnghịchsẽhạnchếbạolựchọcđườtỷ số trực tuyến bóng đá 7m cn học sinh đánh nhau cả trong và ngoài nhà trường, học sinh đánh giáo viên… Điều này cho thấy tình trạng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên đánh học sinh, đấu khẩu với học sinh tại lớp… cũng cho thấy giáo viên cũng bất lực trong phương pháp giảng dạy với một số học sinh, nhất là học sinh cá biệt.
Theo độc giả Thanh Thúy - một giáo viên bậc THCS, khi mà giáo viên bất lực, buông xuôi thì bạo lực xảy ra là điều đương nhiên. Nếu không chấn chỉnh, không có giải pháp phù hợp chắc chắn tình trạng trên sẽ trầm trọng hơn, khó cứu vãn.
VietNamNet giới thiệu bài viết của cô giáo Thúy về giải pháp cho vấn đề bạo lực học đường hiện nay (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Vì bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn?
Giáo dục học sinh là một quá trình. Mỗi ngày giáo viên tiếp xúc cả trăm học sinh, có ngoan, chưa ngoan và có ngỗ ngược, chống đối. Do vậy, giáo viên phải tùy đối tượng học sinh mà có cách giáo dục cho phù hợp, không phải lúc nào cũng khen hay thỏa hiệp thì học sinh sẽ nhất nhất nghe theo.
Khi mà giáo dục mà chỉ có nuông chiều, thiếu kỷ luật, khi đó đương nhiên cái sai sẽ được bênh vực và lấn át cái tốt.
Các trường học vì thành tích, vì sợ bị khiển trách từ cấp trên nên cũng che giấu không xử lý, nên vi phạm ngày càng tiếp diễn, tần suất dày đặc hơn.
Ở nước ta hiện nay ngoài việc cấm hẳn việc đánh, giáo viên thậm chí còn không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường.
Điều lệ trường tiểu học, trung học được ban hành kèm theo Thông tư 28, 32/2020/TT-BGDĐT đã quy định giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường thoạt nghe có vẻ rất nhân văn nhưng thực chất là hai mặt. Đối với một số học sinh thì đúng, nhưng với học sinh cá biệt, ngỗ ngược thường xuyên vi phạm thì tình thương yêu đôi khi phải kết hợp những biện pháp giáo dục, xử phạt để học sinh tiến bộ.
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy học sinh cứ tiếp tục vi phạm này đến vi phạm khác, bạo lực học đường nhiều hơn, có cả học sinh đánh giáo viên, chống trả cha mẹ. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận có một bộ phận giáo viên đang dạy kiểu “sống chết mặc bay”, thiếu trung thực, là “thợ dạy”, không có giải pháp uốn nắn, giáo dục học sinh cá biệt.
Có một câu danh ngôn là “Một bác sĩ tồi có thể giết chết một vài bệnh nhân, một vị tướng tồi có thể giết chết một vài đạo quân nhưng một thầy giáo tồi có thể giết chết nhiều thế hệ”.
Dạy chữ, dạy kiến thức thì rất dễ, hầu như ai cũng làm được, nhưng dạy học sinh sự trung thực, chánh trực, liêm khiết…, hay nói đúng dạy học sinh trở thành người tốt, có đạo đức mới khó hơn nhiều lần.
Theo tôi, hiện nay giáo dục vẫn đang loay hoay đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy mà chưa chú trọng đúng mức đến việc dạy làm người, chú trọng đến đạo đức, nhân cách người thầy.
Chính vì những lý do trên, bạo lực học đường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, phức tạp hơn.
Nên trao quyền xử lý học sinh cho giáo viên để hạn chế bạo lực học đường
Hiện nay việc chạy theo bệnh ngụy thành tích, áp lực đã dẫn đến việc đánh giá cả kết quả học tập và rèn luyện (hạnh kiểm) không thực chất, gần như 100% học sinh cả nước hạnh kiểm khá, tốt nhưng ngày càng có nhiều học sinh cá biệt, thậm chí vi phạm pháp luật.
Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị nhưng tình trạng bạo lực học đường không giảm mà lại tăng lên chứng tỏ những giải pháp đó có những điều chưa phù hợp, phải được sửa đổi. Nếu không có giải pháp đặc hiệu từ Bộ GD-ĐT, tình trạng này sẽ khó mà giảm trong thời gian tới.
Nếu tiếp tục tranh luận về biện pháp này, biện pháp kia thì sẽ không bao giờ đi đến hồi kết, vì giáo dục là một nghệ thuật, người giáo viên tùy từng tình huống sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Nên, là một nhà giáo, theo tôi nghĩ hãy mạnh dạn trao quyền được sử dụng các biện pháp giáo dục cho giáo viên. Tùy theo đối tượng mà giáo viên được sử dụng biện pháp giáo dục phù hợp với mục đích là học sinh tiến bộ về nhân cách, phẩm chất, đạo đức.
Nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn áp dụng kết hợp giáo dục giữa cương và nhu linh hoạt, phù hợp, đôi khi cần phải đến kỷ luật, xử phạt để học sinh nhận ra cái sai và tiến bộ.
Một số bang của Mỹ nước được coi là coi trọng nhân quyền vẫn cho phép giáo viên được đánh học sinh, hay một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… vẫn cho giáo viên được đánh học sinh trong chừng mực nhất định.
Người viết cũng không tán đồng việc đánh học sinh quá mức, đánh học sinh trước mặt bạn bè, nhưng những trường hợp học sinh vi phạm, tái phạm nhiều lần, nếu được sự đồng ý của phụ huynh, học sinh thì 1, 2 roi nhẹ cũng có thể là việc để giáo dục học sinh, răn đe các học sinh khác.
Ngành giáo dục cũng nên sửa Điều lệ trường học, nên cho giáo viên được phê bình học sinh trong một số trường hợp. Không nên cấm đoán giáo viên phê bình học sinh mà nên ban hành quy tắc ứng xử trong học đường.
Tùy theo đối tượng học sinh, tùy theo giáo viên sẽ có những cách giáo dục, giúp đỡ các em khác nhau. Nếu cứ khuôn mẫu áp dụng việc khen… thì lại không mang tính giáo dục, khó mà giúp học sinh sửa đổi và tiến bộ.
Tất nhiên, giáo dục phải hướng thiện, giáo viên phải làm gương, giáo viên vi phạm quy tắc ứng xử của ngành, vi phạm đạo đức nghề nghiệp phải bị xử lý nghiêm khắc, cho ra khỏi ngành.
Do đó, người viết rất muốn Bộ GD-ĐT ban hành cụ thể việc trao quyền cho giáo viên được xử lý, xử phạt học sinh trong khuôn khổ của pháp luật, có thể kết hợp các biện pháp mà giáo viên có thể phạt học sinh như: chép phạt, lao động, phê bình, kiểm điểm, cảnh cáo…, để giáo viên linh hoạt áp dụng theo đối tượng và giúp học sinh tiến bộ.
Thanh Thúy
Nữ sinh bị đánh hội đồng, bắt quỳ và hứa không kể với ai
Hai ngày qua, mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh nhóm nữ sinh đánh hội đồng tàn tệ, chửi bới, nhục mạ một nữ sinh khác.下一篇:Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
相关文章:
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Bộ trưởng đầu tiên lập facebook
- Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine tuyên bố bắt đầu thỏa thuận ngừng bắn 'Minsk 3'
- Nỗi đau dưa hấu, nỗi niềm mắc ca
- Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- Sơn La phải báo cáo Ban Bí thư mẫu tượng đài
- Bão tuyết tại Mỹ: 17 người thiệt mạng, cả nghìn người ‘lao đao’
- TP.HCM sớm thành trung tâm kinh tế lớn Đông Nam Á
- Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- HTX khó vay vốn tại mang trách nhiệm tập thể
相关推荐:
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Dự báo thời tiết ngày mai 19/01/2016: Bắc Bộ trời rét, trưa chiều hửng nắng
- Ban Tổ chức TƯ chuẩn bị nhân sự khóa mới
- Không để lọt vào ban chấp hành người nhiều đất không rõ nguồn
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Thái Bình: Không tập thể dục sau giờ làm việc, sẽ bị phạt tiền
- ‘Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi’: VN vẫn ở đáy
- Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 21/1/2016
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- BT Phùng Quang Thanh: Không để bất ngờ trong mọi tình huống
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Tây Ninh Smart
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương