Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 11 khóa IX diễn ra sáng 27/12.
Hội nghị thảo luận các nội dung để trình Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2021,ảixửlýnghiêmminhvớinhữngcơquancóliênquantớivụViệtÁxem lại trận bóng đá Chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2022; Báo cáo kết quả giám sát, phản biện năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sáng nay. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, hội nghị nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung chuẩn bị trình Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 6 dự kiến tổ chức vào ngày 30/12. Đồng thời, các đại biểu cho ý kiến thống nhất ban hành kết luận của Đoàn Chủ tịch về đề án “Tăng cường công tác bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”.
Ông Đỗ Văn Chiến khẳng định, hoạt động của MTTQ Việt Nam năm 2021 có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự ảnh hưởng sâu rộng, tác động nhiều mặt của đại dịch Covid-19. Những kết quả đạt được của hệ thống MTTQ các cấp là rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn,đã bộc lộ được nhiều hạn chế, bất cập, cần được chỉ rõ nguyên nhân để khắc phục. Do đó, ông Đỗ Văn Chiến đề nghị, các cụ, các vị tham gia thảo luận với tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cởi mở để Ban Thường trực chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện trình hội nghị sắp tới xem xét quyết định theo thẩm quyền.
Tham gia ý kiến, nhiều đại biểu nêu vấn đề kit test Covid-19 Việt Á trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua.
PGS.TS Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam nêu một số bất cập trong công tác phòng chống dịch thời gian qua. Đáng chú ý là có dấu hiệu của mục tiêu trục lợi mà bây giờ các cơ quan chức năng của pháp luật đang điều tra.
PGS.TS Lê Bá Trình |
Theo ông, nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục xảy ra trong thời gian gần đây làm cho nhân dân hoang mang lo lắng và mất thêm lòng tin. Đặc biệt là tham nhũng trong nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19.
"Những vụ việc mà người ta lấy cả nỗi đau, cái chết con người để làm phương tiện tham nhũng xảy ra tại các nơi như bệnh viện Bạch Mai, CDC Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Công ty Việt Á và hàng loạt bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố và một số ngành Trung ương... làm cho nhân dân hoang mang lo lắng, mất niềm tin vào nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang quyết tâm thực hiện", ông Trình bức xúc.
Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước làm rõ vi phạm, đến mức phải xử lý theo quy định pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh với những cơ quan, tổ chức có liên quan tới vụ Việt Á.
"Cụ thể là Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế liên quan tới việc công ty Việt Á sản xuất và nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 để trục lợi. Phải làm rõ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã đề xuất khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Việt Á, liên quan tới vụ việc như một sự thừa nhận, có biểu hiện của sự bao che, tạo điều kiện cho Việt Á thực hiện việc làm sai trái này, lừa dối nhân dân, tham nhũng tiền của nhà nước", PGS.TS Lê Bá Trình bức xúc.
Ông cũng chỉ rõ, các CDC bệnh viện, trung tâm y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 đã cấu kết với Việt Á để tham nhũng hàng tỉ tới hàng chục tỉ đồng của nhà nước.
Đây là một thứ lừa đảo
Ông Lê Truyền cũng đề cập đến vụ Việt Á và cho rằng đây là vụ liên quan đến toàn dân, liên quan đến tiền, sức khỏe của nhân dân, liên quan đến mối quan hệ các cấp và cả lòng tin.
"Bây giờ điều tra ra thấy càng lớn và càng nguy hại. Đây là một thứ lừa đảo nhân dân. Đấy là nội dung nên đưa vào trong báo cáo về tình hình nhân dân, người dân phản ứng hết sức dữ dội", ông Lê Truyền nhấn mạnh, có quá nhiều thông tin liên quan đến vụ việc này cần làm rõ.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến |
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cũng bày tỏ rất quan tâm đến vụ Việt Á. MTTQ đã ban hành văn bản giao cho các ban đơn vị liên quan của Mặt trận để theo dõi theo đúng theo chức năng nhiệm vụ.
Cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã giao Ban Tuyên giáo của Mặt trận tập hợp tất cả các luồng dư luận để có cơ sở phân tích, đánh giá mức độ của vụ việc. Đồng thời giao Ban Dân chủ pháp luật theo dõi về quá trình điều tra.
Cùng với đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ lựa chọn những người giỏi nhất trong các tổ chức thành viên đã từng làm thẩm phán, làm kiểm sát viên để khi phiên tòa xét xử vụ án sẽ tham dự phiên tòa để lắng nghe với tư cách nhân dân, sau đó Mặt trận sẽ có tiếng nói.
Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim đề nghị liên quan tới tiếng nói nhân dân như vụ Việt Á, MTTQ phải có tiếng nói ngay chứ không chờ tới khi mọi việc xong xuôi rồi mới nói theo kết luận.
Ngoài vụ Việt Á, các đại biểu cũng nêu lên nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Ông Lê Bá Trình nêu rõ việc tổ chức phun hóa chất ở các địa phương, địa bàn tốn kém và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học đã có ý kiến nhưng vẫn làm theo kiểu "cho hết hóa chất thì thôi" và có dấu hiệu trục lợi trong việc này.
Ông cũng nhắc đến vụ việc phản ứng sau tiêm ở Thanh Hóa với loại vắc xin Vero Cell và đặt vấn đến: "Có trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc mua bán, tiếp nhận tại nghị quyết 110 của Chính phủ 21/9/2021 về thuốc mua vắc xin Vero Cell của Sinopharm hay không?".
Còn ông Lê Truyền đề cập đến lùm xùm trong hoạt động từ thiện thông tin lan tỏa ra toàn xã hội có liên quan đến MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ. Thế nhưng MTTQ chúng ta không có phản ứng gì để góp phần vào ổn định dư luận.