【u23 iran vs】Tăng tuổi nghỉ hưu để tận dụng nguồn lao động có chất lượng
Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ như vậy với báo chí bên lề hội thảo tham gia ý kiến vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi),ăngtuổinghỉhưuđểtậndụngnguồnlaođộngcóchấtlượu23 iran vs ngày 15/5.
* PV: Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng này vẫn thấp so với các nước xung quanh, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?
- Ông Bùi Sỹ Lợi:Điều này đúng so với khu vực nhưng lại không đúng với thực tiễn Việt Nam. Chúng ta đừng vui mừng khi khẳng định con số tuổi thọ bình quân của Việt Nam là 76,6 tuổi mà phải hiểu rằng, chất lượng cuộc sống của người về hưu đang rất thấp và phải tính đến chất lượng dân số.
Chính vì lẽ đó mà Trung ương đã có Nghị quyết số 21/NQ-TW về công tác dân số trong tình hình mới, chính là nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo cho nguồn nhân lực bền vững hơn. Đến một lúc nào đó, việc tăng lên 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam sẽ được xem xét điều chỉnh, còn hiện tại chưa đủ điều kiện. Pháp luật không thể cứng nhắc, khi nào thấy thuận lợi thì phải điều chỉnh để đảm bảo được nguyện vọng, lợi ích của người dân.
* PV: Vậy theo ông, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ giúp tận dụng lực lượng lao động lớn tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế ra sao?
- Ông Bùi Sỹ Lợi:Trong Bộ luật Lao động hiện hành đang quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 và nữ là 55 tuổi, với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại còn nghỉ sớm từ 5 – 10 năm, rõ ràng là nguồn nhân lực của chúng ta đang giảm đi. Xu hướng chung về quá trình già hóa dân số thì sẽ đến lúc chúng ta thiếu nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, dù đã có quy định nhưng thực tế tuổi nghỉ hưu bình quân hiện chỉ đạt 54 tuổi.
|
Như vậy là chúng ta đang về hưu không đúng quy định hiện hành. Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học thì trong tổng lực lượng đã nghỉ hưu đang hưởng lương hưu thì vẫn có 42% đang làm việc, nếu tỷ lệ này tiếp tục làm việc, đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì chắc chắn khi về hưu họ sẽ có mức lương hưu cao hơn.
Do đó, với thực trạng tuổi nghỉ hưu như hiện nay thì chúng ta đang lãng phí một lực lượng nguồn nhân lực rất quan trọng, trong khi thực tế đây là những người có chuyên môn, trình độ quản lý và tay nghề cao.
* PV: Vậy chúng ta cần động viên lực lượng này tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế ra sao để không lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng, thưa ông?
- Ông Bùi Sỹ Lợi:Đây là vấn đề hiện nay cần phải suy nghĩ. Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đưa ra những giải pháp và mục tiêu hết sức quan trọng, chính là huy động và phát huy nguồn lực lao động đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đã hưởng lương hưu tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vì lẽ đó, tăng tuổi nghỉ hưu là huy động nguồn nhân lực có chất lượng, thực tế nếu không quy định thì đến tuổi người lao động vẫn nghỉ, nhưng vẫn làm việc. Tôi ví dụ một bác sỹ rất giỏi khi nghỉ hưu họ vẫn làm việc ở các bệnh viện tư, vẫn mở phòng khám gia đình và lương của họ rất cao. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng những nguồn nhân lực này để nó chính là động lực cho phát triển.
* PV: Vậy khi người lao động đang nhận lương hưu nhưng vẫn đi làm, điều này có trái luật không, thưa ông?
- Ông Bùi Sỹ Lợi:Người lao động tiếp tục đóng góp cho xã hội thì không có gì trái luật cả, họ vẫn hưởng lương hưu và đi làm sẽ tạo được hai nguồn thu nhập rất tốt. Nhưng, rõ ràng đây là lợi cho người lao động nhưng chúng ta sẽ phần nào đó không thể hạch toán được kinh tế, ở đây chính là kinh tế ngầm. Trong khi đó, nếu họ tham gia trong nền kinh tế quốc dân thì chúng ta sẽ đánh giá đúng hơn GDP, tốc độ tăng trưởng, điều này là hết sức quan trọng.
Do vậy, tôi cho rằng nếu chúng ta huy động được nguồn lực này vào nền kinh tế quốc dân thì quản lý nhà nước sẽ tốt hơn, quan trọng nhất là quản lý được thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Nguyên tắc là phát triển nhưng phải đảm bảo lợi ích của cả ba bên, người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước. Bởi vì, nếu chỉ tập trung vào lợi ích của người lao động và doanh nghiệp mà bỏ trống phần Nhà nước thì làm sao có nguồn thu cho tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi…trong khi những người đã về hưu vẫn sử dụng các dịch vụ xã hội này, vậy tại sao không đóng góp thêm. Tuy nhiên, đây là quyền lợi của người lao động, muốn họ đóng góp chúng ta phải huy động, mà huy động được thì phải có chính sách khuyến khích.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan (lược ghi)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- HLV Kim Sang
- Phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng: Bỏ những khâu, thủ tục rườm rà, không cần thiết
- Bộ Nội vụ sẽ sửa quy định 'cấm cán bộ, công chức hẹn gặp, tiếp dân tại nhà'
- Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định ảnh hưởng của bão YAGI đến Việt Nam
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ
- Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Tự soi, tự sửa mình để học tập và theo gương Bác Hồ
- 1 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng: Xót xa nhưng còn hơn chi tiêu lãng phí
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Sửa Luật Viễn thông để phát triển hạ tầng số
- Nữ đại biểu quốc hội nêu băn khoăn của cử tri về tăng giá điện
- Chưa giảm được biên chế, khó thực hiện cải cách tiền lương
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào thăm Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Vui xuân trong an toàn, bình yên
- Triển khai hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm ở cả 5 lĩnh vực
- Vàng được khai thác như thế nào?
- Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7