游客发表

【báo bóng đá vn hôm nay】Sức sống vùng hạn, mặn

发帖时间:2025-01-25 19:23:54

Bài 4: Định hướng mới cho vùng hạn,ứcsốngvnghạnmặbáo bóng đá vn hôm nay mặn

Trên nền tảng của những mô hình sản xuất và công trình đã và đang mang lại hiệu quả, các ngành và địa phương đã đề ra nhiều định hướng cho vùng hạn, mặn nhằm thích ứng trong tình hình mới.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa kết hợp với bón phân thông minh sẽ góp phần bảo vệ môi trường,tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.

Thúc đẩy sản xuất

Để đạt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa nông - lâm - thủy sản cả nước dự kiến vào cuối năm nay là 42 tỉ USD, riêng hàng nông sản khoảng 19,5-20 tỉ USD thì một trong những giải pháp ưu tiên hiện nay là tìm thị trường đầu ra cho nhiều mặt hàng nông sản của nông dân đang gặp bế tắc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để làm được vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương vùng ĐBSCL xây dựng nhiều chương trình để tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, trong đó quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài. Đặc biệt, sẽ tạo sự đột phá trong đa dạng thị trường để tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, khi có sự cố thì bị động như nhiều mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL đã gặp phải trong thời gian vừa qua.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: Các địa phương không ngừng nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống cây mới có năng suất, chất lượng và phù hợp với vùng đất. Trong đó, lưu ý thực hiện tốt việc rải vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể, đối với các tỉnh phía Nam, cần tập trung và định hướng rải vụ 5 loại cây trồng, gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn và các cây trồng khác có điều kiện phù hợp. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục triển khai các đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các nước trọng điểm khi đã công bố kiểm soát tốt dịch Covid-19 và mở cửa nhập khẩu bình thường trở lại.

Nông dân Hậu Giang sẽ tiếp tục sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm tạo ra sản phẩn an toàn cho thị trường.

Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch Covid-19 nên thị trường nông sản dự kiến sẽ phục hồi trong tháng 5 này. Để thúc đẩy nhập khẩu, dự kiến Trung Quốc áp dụng nhiều giải pháp để tạo điều kiện nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước. Như vậy, đây sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Namđẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Còn thị trường EU, ngành chức năng cũng nhận định, thị trường này có nhu cầu các loại rau quả chế biến như: nước chanh, nước khóm, gừng xay, cơm dừa sấy…; trái cây tươi như thanh long, nhãn, sầu riêng, dưa hấu, măng cụt, vải, xoài… Do vậy, trong thời gian này các doanh nghiệp, địa phương nên có phương án và kế hoạch sản xuất, chế biến đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường, sẵn sàng để xuất khẩu khi dịch bệnh được kiểm soát.

Cùng với dự báo thị trường, hiện ngành chức năng các tỉnh vùng ĐBSCL đang tiến hành rà soát lại diện tích vườn cây ăn trái, nhất là tại 9 tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng nặng của hạn, mặn để có sự tính toán về sản lượng và mặt hàng trái cây có thể cung ứng trong thời gian tới. Đồng thời, hướng dẫn nông dân các biện pháp khắc phục vườn cây ăn trái sau hạn, mặn nhằm hạn chế bị thiệt hại. Về lâu dài, Bộ NN&PTNT khuyến khích các địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; trong đó, vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn, mặn thì chuyển sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản - cây ăn trái - lúa) và chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng và nhu cầu thị trường. Đối với cây lúa, khuyến khích nông dân đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là khâu gieo cấy; cũng như áp dụng mạnh mẽ các biện pháp kỹ thuật về sạ thưa, sạ hàng, bón phân thông minh… nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường sống trong điều kiện biến đổi khí hậu. Còn trong chăn nuôi thủy sản, cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi, có kế hoạch thả con giống phù hợp và tăng cường chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi, cũng như tổ chức thu hoạch khi sản phẩm nuôi đạt kích thước thương phẩm và trước khi xâm nhập mặn xảy ra.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, thông tin: Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, phát triển sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Thực hiện các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát đảm bảo ATTP và mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Ngoài ra, địa phương sẽ đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm thông qua đăng ký mã vùng trồng, bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu…

Phát huy công trình ứng phó hạn, mặn

Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất theo tình hình mới thì việc quan tâm thực hiện các công trình và phi công trình trong phòng, chống xâm nhập mặn đã, đang được đầu tư cũng được xem là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm phát triển bền vững, ổn định cho vùng ĐBSCL trước biến đổi khí hậu. Trước mắt, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục tổ chức vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi ứng phó hạn, mặn cho đến hết mùa khô năm nay; đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình đang được bàn giao tạm thời để vận hành ngăn mặn gay gắt như thời gian qua. Bên cạnh đó, các địa phương của vùng tiếp tục đầu tư các thiết bị giám sát độ mặn tự động đang được nhiều tỉnh thực hiện và phát huy hiệu quả như Hậu Giang, Trà Vinh...

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết về lâu dài Bộ sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng và hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, đồng thời chỉ đạo nạo vét các kênh trữ nước ngọt. Mặt khác, tiến hành cải tạo các cửa cống lấy nước hiện có ở vùng ảnh hưởng mặn nhằm đảm bảo chủ động vận hành lấy nước ngọt, mặn và tiêu thoát nước. Hiện tại, các dự án đang được Bộ NN&PTNT và một số bộ, ngành liên quan ưu tiên tập trung thực hiện để sớm đưa vào hoạt động nhằm ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn hiệu quả là dự án Cái Lớn - Cái Bé, hoàn thiện hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre, Nam Mang Thít, Bảo Định, Nhật Tảo - Tân Trụ…

Cùng với những công trình ngăn mặn thì nhiều giải pháp về cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ đời sống dân sinh cũng được đề ra. Chẳng hạn, sẽ tiến hành xây dựng các hồ chứa nước ngọt tại tỉnh Hậu Giang, Long An, Bến Tre và Trà Vinh; đồng thời xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình cấp nước ngọt tập trung cho người dân như: tỉnh Cà Mau có 30 công trình, Kiên Giang 5 công trình, Sóc Trăng 3 công trình. Ngoài ra, nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL sẽ thực hiện mở rộng, kéo dài tuyến cấp nước cho các hộ dân khu vực lân cận. Dự kiến, tỉnh Long An sẽ mở rộng cho 32.350 hộ, Kiên Giang mở rộng 7.880 hộ, Bến Tre mở rộng 40km đường ống, Tiền Giang mở rộng 200km đường ống…

Từ nhiều định hướng mới trước mắt và lâu dài như trên, cộng với những giải pháp đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, tin rằng vùng ĐBSCL sẽ có nhiều bước tiến mới trong sản xuất và đời sống, góp phần thích nghi với biến đổi khí hậu…

Bài, ảnh: H.THU - H.PHƯỚC

    热门排行

    友情链接