【kết quá bóng đá hôm nay】Doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng: Khó chồng khó

 人参与 | 时间:2025-01-09 23:41:43

doanh nghiep nganh vat lieu xay dung kho chong kho

Các cửa hàng bán vật liệu xây dựng ế ẩm khi thị trường bất động sản “đóng băng”

TheệpngànhvậtliệuxâydựngKhóchồngkhókết quá bóng đá hôm nayo Bộ Công Thương, trong quý I-2012, ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Chỉ số sản xuất 3 tháng đầu năm của ngành này thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó xi măng, sắt thép đứng đầu trong 18/32 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm. Lượng tồn kho sắt, thép cũng tăng 59,1% so với cùng kì năm 2011.

Thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, lượng thép tiêu thụ trong tháng 2-2012 chỉ đạt 360 nghìn tấn, thấp hơn so với mức bình quân 400 - 420 nghìn tấn/tháng trước đây. Hiện nay, lượng thép tồn kho của ngành thép khoảng 350 nghìn tấn, chưa kể 560 nghìn tấn phôi thép chuẩn bị sản xuất cho tháng tới. Theo VSA, sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong tình trạng “đóng băng”.

Hiện tại, tình trạng các DN thép phải giảm công suất duy trì hoạt động đang diễn ra rất phổ biến. Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH TM-DV Khương Mai cho biết, 2 tháng đầu năm 2012 sản lượng tiêu thụ VLXD của Khương Mai giảm 50% so với cùng kỳ và đạt khoảng 1.000 tấn thép các loại. Thông thường thời điểm này sản lượng tiêu thụ VLXD rất khả quan, nhưng năm nay dù đã gần hết quí I-2012 song thị trường vẫn chưa phục hồi.

Một DN chuyên kinh doanh VLXD tại quận 12 cũng cho biết, hiện tại mãi lực kinh doanh VLXD các loại đã giảm 20% so với cùng thời điểm năm ngoái, do các đầu mối tiêu thụ VLXD đang tạm ngưng vì không có công trình mới, chỉ có các công trình đang làm dở hoặc nhỏ thì mới mua hàng. Mặc dù các công ty NK VLXD đang thực hiện khuyến mãi hấp dẫn cho các công ty bán lẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được.

Không chỉ ảnh hưởng đến DN lớn, các vệ tinh của ngành xây dựng cũng phải đối mặt với tình trạng trì trệ sản xuất kéo dài. Chị Phạm Thị Khuyên, chủ cơ sở sản xuất móng cọc tại Thủ Đức cho biết, từ cuối năm 2011 đến nay, cơ sở sản xuất của chị đã phải giảm đến 50% công suất do không bán được hàng.

Từ đầu năm đến giờ tình hình còn trì trệ hơn nữa vì đã ế còn phải hạ giá bán do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ép giá lẫn nhau giữa các cơ sở sản xuất chung một mặt hàng. Sản xuất đình trệ, không có doanh thu trong khi trung bình mỗi tháng cơ sở này vẫn phải chi trả khoảng 50 triệu đồng cho chi phí nhân công và mặt bằng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì những cơ sở nhỏ như thế này sẽ phải ngừng hoạt động do không thể bù đắp nổi chi phí.

Trước tình hình khó khăn của các DN, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho rằng, nút thắt lớn nhất đối với các DN hiện nay là vốn. Khó khăn về vốn khiến cho hàng loạt công trình, dự án bị đình trệ, lãi suất mặc dù đã có dấu hiệu giảm trong thời gian từ sau Tết đến nay nhưng vẫn còn rất cao khiến DN khó có thể tạo ra lợi nhuận trong tình hình hiện nay.

Chỉ trong mấy tháng gần đây, số lượng DN giải thể, ngưng hoạt động đã tăng lên nhanh chóng với khoảng 12.000 DN. Đây là con số DN đóng cửa nhiều nhất trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, tình hình nợ đọng thuế của các DN cũng đang tăng lên do các DN chấp nhận nộp tiền phạt để chiếm dụng vốn kinh doanh. Riêng đối với ngành BĐS mỗi tháng trung bình một DN mất đi vài chục tỉ đồng tiền chi phí điều hành. Dự báo trong quý II, III tới sẽ có hàng loạt DN bị phá sản.

Để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt, phần lớn các DN nhỏ và vừa đang có xu hướng “co cụm” thu hẹp sản xuất để duy trì hoạt động, một số DN lớn cũng đang nỗ lực tìm cách tự cứu mình. Trước dự báo về tình hình khó khăn của thị trường thép trong nước trong năm 2012, một số DN hoạt động trong lĩnh vực này đã đẩy mạnh việc XK ra các thị trường trong khu vực để duy trì doanh thu, đồng thời chuyển hướng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác.

Nguyễn Huế

顶: 5448踩: 5