Việt Nam là nước thứ 7 thông qua Hiệp định CPTPP |
Hiệp định CPTPP,ỳvọngtăngtrưởngxuấtkhẩuvàthuhúả rập xê út vs nhật bản tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam. Các cuộc đàm phán Hiệp định CPTPP kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile.
Và ngày 12/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Như vậy Việt Nam chính thức là quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này. Trước đó New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã thông qua hiệp định.
Việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định CPTPP cũng chính là một bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam. CPTPP sẽ mở thêm nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi, góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các nước ở cả 3 châu lục: châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương, trong đó có những thị trường lớn như: Nhật Bản, Australia, Canada.
Khẳng định những lợi thế mà Hiệp định CPTPP mang lại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: “Hiệp định này sẽ thay đổi cả về lượng và chất”.
“Về lượng, kỳ vọng Hiệp định CPTPP sẽ tăng trưởng về xuất khẩu, tuy không lớn như trước đây vì Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định, nhưng cũng tăng trưởng đáng kể. Tăng trưởng về xuất khẩu, từ đó sẽ tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Theo một số dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng từ 1-2% từ nay đến năm 2030” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2035, CPTPP có thể giúp GDP, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32%; 4,04% và 3,8%. Với CPTTP, Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nền kinh tế nâng cao tính độc lập, tự chủ, cũng như cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, điều Chính phủ kỳ vọng chính là tăng trưởng về chất, giúp Việt Nam cải thiện toàn diện môi trường kinh doanh và môi trường thể chế, thay đổi chính sách, pháp luật trong nước để tiến gần hơn đến chuẩn mực hiện đại, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trên 56,2 tỷ USD. Con số này của nhà đầu tư Singapore là 46,2 tỷ USD, còn của Malaysia là 12,5 tỷ USD, Canada 5 tỷ USD, Australia gần 1,86 tỷ USD, Brunei hơn 1 tỷ USD...
Hiện nay, trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP, ngoài Pêru chưa có dự án đầu tư vào Việt Nam, thì tất cả các thành viên còn lại đều đã đầu tư vào Việt Nam. Tổng cộng, các nước thành viên CPTPP đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ vừa qua. Đây là một con số không hề nhỏ, cho thấy đầu tư của các thành viên CPTPP có ý nghĩa rất lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam.