Để giành thắng lợi tại cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit tại Hạ viện,ỏathuậnBrexittiếptụcquotlênthớkèo chấp 1 1/2 là sao Thủ tướng May cần phải tìm đến sự ủng hộ của 3 nhóm nghị sĩ quan trọng trong Hạ viện gồm nhóm các nghị sĩ của đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) vùng Bắc Ireland, những nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ Brexit cứng và những nghị sĩ "nổi loạn" trong Công đảng.
Bà May cần nhận được sự ủng hộ của tất cả 10 nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Hợp nhất (DUP) vì số phiếu của đảng này là cán cân giúp cho Chính phủ của bà có được số phiếu quá bán tại Hạ viện. Quyết định bỏ phiếu thuận hay chống của các nghị sĩ DUP có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định của các nghị sĩ Bảo thủ theo lập trường cứng rắn, vì hiện nay các nghị sĩ DUP là những người phản đối mạnh mẽ nhất điều khoản "rào chắn" trong thỏa thuận Brexit nhằm tránh việc phải thiết lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland (Anh) và Cộng hòa Ireland (thuộc EU). Việc DUP ủng hộ thỏa thuận Brexit có thể khích lệ các nghị sĩ thuộc Nhóm Nghiên cứu Châu Âu (ERG) cảm thấy rằng họ cũng cần có lựa chọn tương tự.
Trong các nhóm hoài nghi châu Âu tại Hạ viện, ERG là nhóm mà Thủ tướng May cần phải nhắm tới để thuyết phục. Trong cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit hồi tháng 1/2019, có hơn 100 nghị sĩ Bảo thủ với quan điểm cứng rắn đối với vấn đề Brexit đã bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, trong nhóm này đang xuất hiện nhiều luồng quan điểm trái chiều. Những người chủ chốt nhất trong nhóm ERG là những người quyết phản đối thỏa thuận của bà May đến cùng. Một biểu hiện của sự thù địch đối với Thủ tướng là 20 người trong nhóm đã bỏ phiếu chống lại động thái của chính phủ nhằm mở đường cho việc hoãn Brexit nếu như thỏa thuận của bà May một lần nữa thất bại.
DUP, một đảng chính trị nhỏ trong Bắc Ireland, đang chịu sức ép nặng nề phải ủng hộ bà May, sau khi người đứng đầu Bắc Ireland cảnh báo về các tác động tiêu cực của kịch bản “Brexit không thỏa thuận” đối với toàn bộ vùng Bắc Ireland. Tuy nhiên, hiện DUP vẫn chưa tuyên bố ý định bỏ phiếu như thế nào.
Những thách thức mà Thủ tướng May đối mặt còn tới từ nhóm nhỏ những nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền, có chủ trương thân EU. Khoảng 8 nghị sĩ thuộc nhóm này đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận Brexit của bà May hồi tháng 1. Trong cuộc bỏ phiếu lần hai, nếu tỷ lệ ủng hộ và chống tại Hạ viện ngang ngửa nhau, một vài lá phiếu ủng hộ hay chống cũng có thể làm thay đổi cục diện.
Trong vài tuần qua, có nhiều tin đồn cho rằng thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May có thể được cứu vãn nếu một nhóm đáng kể các nghị sĩ Công đảng ủng hộ việc rời EU bỏ phiếu ủng hộ. Hiện một số nghị sĩ Công đảng có cho rằng dù thỏa thuận Brexit của bà May chưa được hoàn hảo, nhưng thà ủng hộ bà còn hơn là phải đối mặt nguy cơ một Brexit không thỏa thuận, nguy cơ gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Anh. Tuy nhiên, cho đến giờ chỉ có dưới 10 nghị sĩ Công đảng phát đi tín hiệu sẽ ủng hộ thỏa thuận của Thủ tướng May, con số này ít hơn con số ít nhất 20 nghị sĩ nhóm ERG đã khẳng định sẽ bác thỏa thuận.
Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3, dù có hay không có thỏa thuận. Ngày 9/3, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani nhấn mạnh điều quan trọng là cần ngăn chặn Brexit hỗn loạn do không có thỏa thuận. Ông Tajani cảnh báo tình huống này sẽ là thảm họa không chỉ cho nền kinh tế Anh mà còn "gây tổn thương EU". Chủ tịch EP còn khẳng định ông sẽ vui mừng nếu như Anh vẫn là thành viên của liên minh này. Ông cũng cho rằng có thể trì hoãn thời hạn Brexit thêm vài tuần, tối đa cho tới đầu tháng 7. Theo ông, Anh sẽ cần đưa ra lý do trì hoãn thời hạn Brexit, ví dụ như muốn tận dụng thời gian để tiến hành bầu cử hoặc trưng cầu ý dân mới.
EU thông qua thoả thuận Brexit, nhưng khó khăn lớn nhất ở phía trước | |
27 nước thành viên Liên minh châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit | |
Thượng đỉnh châu Âu: Thỏa thuận Brexit liệu có thể đạt được? |