当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【giai vo dich quoc gia uc】Xuất khẩu muốn đi đường dài, FTA mới chỉ là điều kiện cần 正文

【giai vo dich quoc gia uc】Xuất khẩu muốn đi đường dài, FTA mới chỉ là điều kiện cần

2025-01-10 10:53:42 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:332次
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam,ấtkhẩumuốnđiđườngdàiFTAmớichỉlàđiềukiệncầgiai vo dich quoc gia uc trong đó có thủy - hải sản đã tận dụng tốt các FTA. Ảnh: Đức Thanh

Sản xuất phải là gốc rễ

Tại phiên chất vấn chiều ngày 6 và sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận nhiều câu hỏi về việc phát triển thị trường trong nước, hàng nước ngoài đội lốt hàng Việt và tình hình xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam ký một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phan Viết Lượng (tỉnh Bình Phước) về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang gặp những khó khăn, thách thức gì, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với mặt bằng chung của thế giới. Đơn cử, trong 9 tháng năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khoảng 8,4%, trong khi các nước khác chỉ tăng trưởng ở mức từ 1 - 3%, thậm chí nhiều quốc gia tăng trưởng âm.

Tăng trưởng dù đạt cao, nhưng người đứng đầu ngành công thương thừa nhận: “Con số này chưa nói lên điều gì. Điều mà Việt Nam cần là sự bền vững trong xuất - nhập khẩu, phát triển thị trường”.

Việt Nam đã tham gia nhiều FTA lớn, giúp hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng quan trọng hơn là thúc đẩy cải cách để các ngành phát triển đúng đường ray, có chiều sâu để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Việt Nam đã tham gia 14 FTA và 3 FTA đang đàm phán, tạo điều kiện để hàng xuất khẩu có được ưu đãi và cơ hội thị trường tốt hơn, nhưng các FTA mới chỉ là điều kiện cần. Về điều kiện đủ, nhất là với lĩnh vực nông nghiệp, tôi cho rằng, phải tổ chức sản xuất để đảm bảo vượt qua những hàng rào kỹ thuật, đáp ứng được những yêu cầu của thương mại quốc tế, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Thách thức lớn nhất khi thực thi FTA không phải là xúc tiến thương mại, tìm thị trường, hay vấn đề xử lý tranh chấp thương mại đơn thuần, mà phải bắt đầu từ sản xuất. “Sản xuất phải là gốc rễ, nếu không đổi phương thức sản xuất thì tự hạn chế mình”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Xuất khẩu 10 tháng tiệm cận mục tiêu

Tất cả các thị trường có FTA của Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng thương mại cao so với thời điểm trước khi có FTA. Trong đó, nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng rất cao sau khi thực thi Hiệp định như Chilê (tăng gấp 3,6 lần sau 5 năm, tốc độ tăng bình quân 28,9%/năm), Ấn Độ (tăng gấp 15,6 lần sau 9 năm, tốc độ tăng bình quân 35,6%/năm), Hàn Quốc (tăng gấp 21,6 lần sau 12 năm, tốc độ tăng bình quân là 29,2%/năm), Trung Quốc (tăng gấp 14,3 lần sau 14 năm, tốc độ tăng bình quân là 20,9%/năm).
Nguồn: Bộ Công thương
作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------