您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kq atletico】Tản mạn về những cuốn sách cũ

Ngoại Hạng Anh7人已围观

简介BP - Từ khi nghỉ hưu, thời gian nhàn rỗi nhiều, ông ...

BP - Từ khi nghỉ hưu,ảnmạnvềnhữngcuốnsaacutechcũkq atletico thời gian nhàn rỗi nhiều, ông mới để ý gần nhà mình có một quầy bán sách cũ. Gọi là quầy sách cho oai, thực ra chỉ là một cái dù lớn che nắng mưa, cứ khoảng hơn tám giờ sáng, cô bán hàng trải ni-lon ra vỉa hè và bày ra những cuốn sách cũ, chừng sáu giờ chiều là cô dọn hàng. Khách của cô chủ yếu là đám học sinh phổ thông. Có đứa mang sách ra đổi, có đứa bán lại sách cũ. Lại có hôm chúng kéo cả đám đến, đảo tung đống sách mà chẳng mua cuốn nào.

Lân la hỏi chuyện ông mới biết hầu hết số sách này do cô lọc lại từ đống giấy bán cân của các vựa ve chai rồi mua lại với giá cao hơn giá bán giấy lộn một chút. Cũng có người chuyển nhà mang bán lại sách vì ngại vận chuyển. Có người cha mất, các con dọn dẹp tủ sách và mang đi bán. Nhưng cũng có trường hợp sinh viên các trường trộm sách trong thư viện nhà trường rồi mang đi bán.

Chẳng hiểu sao cái quầy sách cũ nhếch nhác trên vỉa hè lại thu hút sự chú ý của ông đến vậy. Có hôm ông ngồi cả buổi, chả ra xem sách cũng chả ra chọn sách. Ông cứ mân mê những cuốn sách đã ố vàng, thậm chí rách bìa, tróc gáy và hình dung ra cái thời cuộc mà nó ra đời. Có cuốn sách nội dung rất hay nhưng lại in trên thứ giấy đen sì hoặc mặt nhẵn mặt ráp làm con chữ mất nét, phải căng mắt ra mới đọc được. Nhìn những cuốn sách cũ ấy, ông chợt nhớ đến cuốn “Trăm năm cô đơn” của nhà văn Colombia - Macket đoạt giải Nobel văn học năm 1982. Cuốn sách quý ấy từng gây cơn sốt vào những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước - thời ông còn học đại học. Với túi tiền sinh viên thời đó, việc sở hữu một cuốn sách như thế là điều không tưởng. Vì thế, ông cùng đám bạn ở Khoa Văn Trường đại học Sư phạm 1 Hà Nội chỉ có thể góp tiền thuê sách đọc theo giờ một cách nghiến ngấu. Đọc mà nhiều chương nhiều đoạn chẳng hiểu gì. Đọc chỉ vì tò mò và vì cuốn sách quá nổi tiếng. Và ông đã mua được cuốn sách quý ấy trong cửa hàng sách cũ nhân một chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông vẫn nhớ cái cảm giác xốn tim lên khi đọc lời đề tặng ở trang đầu cuốn sách “Trăm năm cô đơn” trong cái buổi chiều hôm ấy. “Thân yêu tặng Th. nhân mùa Giáng sinh 1990. Đừng quên nhau nhé”. Và phía dưới là chữ ký của người tặng sách. Thời thanh niên của ông, một anh chàng nào đó can đảm bỏ tiền ra mua một cuốn sách thế này làm quà tặng bạn gái là đã có thể thay đổi được cục diện với người đang theo đuổi. Vậy mà một cuốn sách quý như thế lại nằm lay lắt trên giá sách cũ. Chẳng biết chủ nhân của nó là ai? Có mối quan hệ thế nào với người được tặng sách? Có thể do phải di chuyển xa, nước ngoài chẳng hạn, nên người đó không thể mang theo. Có thể họ vẫn không quên nhau và cuốn sách bị một ai đó mượn rồi không trả lại. Hoặc có thể cuốn sách bị bỏ quên...

Hàng loạt lý do được ông tự đưa ra để biện minh cho việc cuốn sách nằm lay lắt trên giá sách cũ, song đều không có tính thuyết phục... Và dù đã đọc cuốn sách này, ông vẫn quyết định mua nó chỉ bởi không muốn có thêm một ai đó đọc được dòng chữ đề tặng trong cuốn sách ấy. Điều đó giống như một sự bẽ bàng, một sự nhạo báng tấm lòng trân trọng đối với sách. 

Chiều nay gặp lại người bạn thời phổ thông, nay mở cửa hàng kinh doanh sách tại thành phố, thấy bạn khoe làm ăn cũng tạm. Ông vuột miệng hỏi thời nay còn mấy ai đọc sách bản giấy mà mở hiệu sách? Bạn cười, bảo khách của tớ đi ôtô xịn, mua mỗi đợt vài triệu đồng, toàn sách khủng. Đừng có nghĩ sách chỉ để đọc mà còn để trang trí, một thú chơi quý tộc, hiểu chưa?

Ừ nhỉ! Lâu nay ông cứ nghĩ sách viết ra chỉ để đọc mà quên mất những ngôi biệt thự lộng lẫy cũng cần có những tủ sách hoành tráng để chủ nhân của nó khẳng định đẳng cấp và sự thông tuệ của mình.

Thảo Nguyên

Tags:

相关文章