【kết quả bóng đá tunisia】Khó khăn mấy cũng chăm lo tốt cho gia đình chính sách
Kể từ khi thành lập tỉnh đến nay,ănmấycũngchămlotốtchogiađkết quả bóng đá tunisia dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song Hậu Giang đã thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, góp phần bù đắp nỗi đau chiến tranh mà các gia đình phải gánh chịu. Trong tháng 7 này, những hoạt động tri ân đáp nghĩa ấy lại càng diễn ra dày hơn, nhiều hơn, với những hoạt động thiết thực.
Thông qua hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin với người có công, giúp địa phương thực hiện tốt hơn công tác chăm lo gia đình chính sách.
Ấm lòng Mẹ Việt Nam anh hùng
Những ngày cuối tháng 7, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thể (80 tuổi), xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, phấn khởi khi dự chương trình “Gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc năm 2020” được tổ chức tại Hà Nội. Mẹ Thể cho biết: “Được tham dự chương trình, gặp gỡ nhiều Mẹ Việt Nam anh hùng trên mọi miền đất nước, mọi người ai nấy đều mừng lắm. Mọi người kể nhau nghe chuyện nuôi dạy con cái, chuyện làm ăn. Cách đây khoảng 5, 6 năm mẹ cũng đi tham quan Hà Nội, giờ ra thăm lại thấy lạ quá”.
Mẹ Trần Thị Tơ xem lại hình ảnh kỷ niệm chuyến đi thăm thủ đô Hà Nội lần đầu tiên.
Mẹ Thể có chồng và con hy sinh cho cách mạng. Mất đi hai người thân yêu, những tưởng mẹ Thể sẽ ngã quỵ, song với ý chí kiên cường của người phụ nữ trung hậu, mẹ đã vượt qua tất cả để nuôi dạy con nên người. Đặc biệt, trong những năm chiến tranh gian khổ, mẹ đã giã gạo nấu cơm để nuôi bộ đội. Hòa bình, gia đình mẹ đã được hưởng đầy đủ chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính quyền địa phương còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên mẹ sống vui, sống khỏe.
Tham dự chương trình gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc năm 2020, Hậu Giang có 9 mẹ tham dự. Đây là cuộc gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên. Chương trình năm nay nhằm mục đích gặp mặt thân mật các đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng - những người mẹ đã đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc bằng sự hy sinh thầm lặng và vĩ đại. Các mẹ đã hiến dâng những người thân yêu, ruột thịt của mình cho nền độc lập của dân tộc. Đây là hoạt động thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đối với công tác chăm sóc người có công với cách mạng nói chung, các Mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng.
Mẹ Trần Thị Tơ (82 tuổi), ở phường V, thành phố Vị Thanh, chia sẻ cảm xúc khi được tới thủ đô Hà Nội tham dự một sự kiện ý nghĩa. Dẫu tuổi cao, nhưng mỗi khi nhắc đến chồng và người em do mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng từ nhỏ đã hy sinh, mẹ nhớ họ đến thắt ruột. Đất nước hòa bình, đây là lần thứ 2 mẹ thăm thủ đô, thăm lăng Bác, mẹ thấy Hà Nội ngày càng giàu đẹp, mẹ thấy vui trong lòng, cảm thấy sự hy sinh của chồng và em trai mình thật sự xứng đáng. Theo mẹ Tơ, thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm mẹ như vậy, mẹ mãn nguyện lắm. Khi được địa phương cho hay sẽ đi Hà Nội dự chương trình gặp mặt, mẹ thấy rất vinh dự, trong người dường như cũng khỏe hơn mọi ngày.
Dẫu mỗi Mẹ Việt Nam anh hùng có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung là đã hy sinh cả cuộc đời và những người thân yêu cho Tổ quốc thiêng liêng. Hậu Giang có 2.006 Mẹ Việt Nam anh hùng, đến nay còn 103 mẹ còn sống. Chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng là việc làm thể hiện tình cảm, lòng tri ân sâu sắc đến sự hy sinh cống hiến của các mẹ trong sự nghiệp kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhiều năm qua, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã đặc biệt quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình chính sách và người có công cách mạng và huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt việc phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng. Đến nay 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống ở Hậu Giang đều được các đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời, đồng thời, tỉnh cũng tiếp tục vận động tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng góp phụng dưỡng, giúp các mẹ sống vui, sống khỏe…
Lòng biết ơn luôn đong đầy…
Năm nay, đại dịch Covid-19 xảy ra, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Dù vậy, Nhà nước đã dành khoản kinh phí không nhỏ để hỗ trợ người dân do ảnh hưởng của đại dịch. Nhóm người có công với cách mạng là một trong những nhóm được lập danh sách và cấp phát tiền sớm nhất. Theo ông Đặng Văn Mun, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, những ngày cuối tháng 4 năm nay, ông đã được cán bộ địa phương thông báo đến nhận tiền. Là thương binh 4/4, năm nay đã bước sang tuổi 60, sức khỏe cũng giảm sút. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, con cái đi làm thuê bị mất việc, nên kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào tiền lương hơn 1 triệu đồng/tháng và một ít huê lợi từ 20 gốc chuối kế bên nhà. Do đó, khi nhận được số tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ cùng với tiền lương hàng tháng đã giúp ông có thêm khoản tiền để chi tiêu trong những tháng khó khăn. “Đang lúc đất nước khó khăn như vậy, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn quan tâm đến gia đình chính sách, người có công chúng tôi, tôi vô cùng biết ơn. Sự hỗ trợ ấy không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn tinh thần, giúp chúng tôi thêm phấn chấn và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, ông Mun cho biết.
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ quốc, với Nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người cũng chỉ rõ “Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Thời gian qua, phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở Hậu Giang đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân địa phương. Với nhiều hình thức chăm lo phong phú như xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ… Thông qua đó, phong trào đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao đời sống cho nhiều gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công trên địa bàn tỉnh. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh có 514 hộ nghèo có thành viên là người có công, đến này, giảm còn 97 hộ.
Theo ông Nguyễn Công Duy, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, công tác chăm lo gia đình chính sách là một trong những nhiệm vụ được địa phương thực hiện thường xuyên. Thời gian qua, bên cạnh thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách dành cho người có công với cách mạng, huyện đã quan tâm việc vận động các công ty, doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm để chăm lo gia đình chính sách. Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/HU về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trong gia đình chính sách, đảng viên thuộc hộ nghèo, thông qua các hoạt động hỗ trợ như xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, vay vốn, giải quyết việc làm... qua đó, giúp gia đình chính sách nâng cao thu nhập. Đến nay, huyện không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của địa phương.
Theo ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, sự hy sinh của các Mẹ Việt Nam anh hùng, những liệt sĩ, thương binh... là tài sản tinh thần vô giá, trường tồn cùng lịch sử. Những gì làm được có lẽ chỉ bù đắp được một phần nhỏ những mất mát, hy sinh của các bà, các mẹ, các liệt sĩ đã hy sinh, hay những thương binh bỏ lại một phần xương máu nơi chiến trường… Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nghĩa tình sâu nặng, tỉnh nhà sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động chăm lo để cuộc sống các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với nước ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn...
100% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác người có công - Toàn tỉnh có trên 35.500 gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó, có 2.006 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (103 mẹ còn sống), 5 Anh hùng lực lượng vũ trang còn sống, trên 5.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trên 12.000 liệt sĩ, trên 1.140 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày... Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã triển khai xây dựng và sửa chữa được 6.060 căn nhà tình nghĩa. Trong đó, có 5.532 căn theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện trợ cấp hàng tháng cho trên 42.800 lượt người có công với cách mạng, cấp mới 115.553 thẻ bảo hiểm y tế, với tổng kinh phí 776 tỉ đồng. Bình quân mỗi năm, tỉnh tiếp nhận và giải quyết gần 3.000 hồ sơ người có công. Tổ chức 53 cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin với người có công. Việc chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho người có công luôn được các địa phương quan tâm thực hiện. Nếu như năm 2016, có 97% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác người có công, thì đến cuối năm 2018 và năm 2019 đều có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận… |
Tri ân ý nghĩa Dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020) năm nay, tỉnh đã thành lập các đoàn đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất đôc hóa học tại các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa. Các hoạt động viếng nghĩa trang, dâng hương mộ liệt sĩ cũng được các sở, ngành, đoàn thể các cấp thực hiện trong dịp này. Từ đó, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tinh thần tri ân đối với những người anh hùng đã khuất vì nền hòa bình độc lập của dân tộc. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:World Cup)
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·TTCK 26/12: Quan sát thị trường trước khi nghĩ đến các quyết định giải ngân
- ·Ra mắt Sổ tay về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- ·PVOIL giảm 500 đồng/lít xăng E5 và dầu DO trong hai ngày
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·TTCK 28/12: Tiếp tục hạn chế các hành động mua bán
- ·Cảnh báo cẩn trọng bị lừa đảo khi mua sắm online
- ·VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Xe ôm, quán cóc vào “tầm ngắm” của cơ quan Thuế: Chỉ phục vụ mục đích quản lý thường xuyên
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Triển lãm quốc tế VCCA 2017 sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh
- ·S.T Sơn Thạch 'khóa môi' Thúy Ngân trong MV mới
- ·Chiêm ngưỡng vật bằng vàng của triều đại Baekje tại Bảo tàng lịch sử quốc gia
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Mua loại cân nào để theo dõi sức khỏe Tết này?
- ·Khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp
- ·Thanh Sơn hóa chú rể bảnh bao bên siêu mẫu Phương Linh
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp