【kết quả trận boca juniors】Bài 2: Băn khoăn từ khoảng trống chế tài

Bài 2: Băn khoăn từ khoảng trống chế tài
Thuốc lá lậu tại kho tang vật của Bộ đội biên phòng cửa khẩu Tân Quý Tây

Từ siêu lợi nhuận...

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá lậu đối với kinh tế - xã hội,àiBănkhoăntừkhoảngtrốngchếtàkết quả trận boca juniors trong thời gian qua, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, buôn bán trái phép thuốc lá. Cụ thể là Chỉ thị số 30/CT-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Nghị định 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 185/2013/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định 2371/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng thí điểm tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu... Các địa phương cũng vào cuộc, tăng cường phối hợp, thường xuyên tuần tra, bắt giữ, xử lý hình sự nhiều vụ việc.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn chưa kiểm soát được mà còn có dấu hiệu gia tăng, nhất là ở một số tỉnh phía Nam?

Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Văn Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam - cho biết, nguyên nhân chính vẫn là lợi nhuận. Theo quy định pháp luật hiện hành, sản phẩm thuốc lá điếu kinh doanh hợp pháp phải chịu các mức thuế suất cao và ngày càng tăng, bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 70% (sẽ tăng lên 75% từ ngày 1/1/2019), thuế nhập khẩu ưu đãi là 135% (đối với thuốc lá nhập từ nước ngoài), thuế GTGT (10%), đồng thời còn phải chịu khoản đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá là 1,5% (sẽ tăng lên 2% từ ngày 1/5/2019). Như vậy, chỉ tính các khoản thuế, phí theo quy định, giá của sản phẩm nhập khẩu khi tới tay nhà phân phối tại Việt Nam đã tăng gấp gần 4,5 lần. Thêm vào đó, thuốc lá lại là mặt hàng gọn nhẹ, dễ vận chuyển; lợi nhuận thu được khi vận chuyển trót lọt 1 bao thuốc lá lậu từ biên giới vào nội địa là từ 1.000 - 1.500 đồng/bao. “Lợi nhuận thuốc lá lậu chỉ sau buôn ma túy” - ông Vũ Văn Cường nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Dư Đức - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài – cũng cho rằng, nhiều đối tượng buôn lậu lợi dụng chính sách biên mậu cho cư dân biên giới để đưa thuốc lá, rượu vào Việt Nam rất dễ dàng và hợp pháp. Ví dụ, 1 cư dân được mang hàng hóa giá trị 2 triệu đồng/ngày, nếu chăm chỉ đi 1 tháng, 1 người đã mang vào Việt Nam được 30 cây thuốc lá.

Siêu lợi nhuận, chế tài xử phạt còn chưa đồng bộ, nhiều bất cập đã khiến tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu không hề thuyên giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng. Các đối tượng buôn lậu ngày càng trở nên liều lĩnh và manh động. Điển hình là vụ tấn công cán bộ quản lý thị trường (QLTT) để cướp lại hàng lậu và làm một cán bộ QLTT tại Long An hy sinh ngày 15/9 vừa qua.

... Đến những bất cập văn bản luật

Theo thống kê, chỉ tính từ ngày 1/10/2014 - 30/6/2016, ở 6 địa phương trọng điểm phía Nam, đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ và xử lý 15.363 vụ, thu giữ 11.390.366 bao thuốc lá nhập lậu; khởi tố hình sự 372 vụ và 471 đối tượng. Nhiều ý kiến cho rằng, con số bắt giữ thì nhiều nhưng khởi tố chưa được bao nhiêu. Một trong những nguyên nhân là do chồng chéo trong các văn bản luật và chế tài xử lý chưa mang tính răn đe.

Ông Vũ Văn Cường cho biết, trong Điều 190 và 191 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu lại căn cứ trên giá trị hàng phạm pháp tối thiểu phải bằng 100 triệu đồng thay vì căn cứ trên “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” như trước đây là không phù hợp, vì mức tối thiểu để bị xử lý hình sự tăng tới 4,4 lần so với luật hiện hành, nếu tính giá bán buôn trung bình là 15.000 đồng/bao. Mức tăng này là quá lớn trong bối cảnh kinh tế - xã hội không có nhiều biến động, tiêu thụ thuốc lá và giá thuốc lá trước thuế nói chung không thay đổi nhiều. Mặt khác, việc định giá để xác định giá trị hàng phạm pháp sẽ rất phức tạp, phải qua hội đồng định giá có sự tham gia của nhiều bên khác nhau.

Bên cạnh đó, văn bản của Tòa án Nhân dân tối cao (Công văn số 06/TANDTC-PC ngày 26/1/2016) hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu (và pháo nổ) do Luật Đầu tư lại chỉ đưa ra xét xử đối với hành vi này khi có yếu tố qua biên giới và đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 153, 154 (Bộ Luật hình sự 1999). Còn hành vi này xảy ra trong nội địa phải chờ văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải thích, làm rõ quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; khiến việc xét xử hình sự trên thực tế đối với các hành vi này gần như bị đình trệ hoàn toàn.

Đại diện Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây cũng thừa nhận, hiện Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo đó quy định xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh, nhập lậu, vận chuyển trái phép từ 500 bao trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự và Thông tư 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công Thương - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Y tế - Tòa án Nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn trong việc thực thi.

Việc định giá trị thuốc lá nhập lậu là điều vô cùng khó khăn vì giá thuốc lá giữa Việt Nam và các nước rất khác nhau. Do đó, cần rà soát, thống nhất giữa các văn bản luật và hướng dẫn chi tiết để các lực lượng chức năng thực hiện.

Bài 3: Bài toán chờ lời giải

TIN LIÊN QUAN
Bài 1: Câu chuyện từ biên giới Tây Nam
World Cup
上一篇:Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
下一篇:HLV Kim Sang