会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu u19 nữ châu âu】Sắc vóc vùng Miệt Thứ!

【lịch thi đấu u19 nữ châu âu】Sắc vóc vùng Miệt Thứ

时间:2025-01-13 14:02:49 来源:Empire777 作者:La liga 阅读:839次

Một góc chợ Thứ Mười Một,ắcvócvùngMiệtThứlịch thi đấu u19 nữ châu âu huyện An Minh ( Kiên Giang).

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vùng Miệt Thứ thuộc huyện An Biên rộng lớn của tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay); đến năm 1964, vùng đất này thuộc hai huyện An Biên và Vĩnh Thuận. Giờ đây, Miệt Thứ là tên gọi thân quen để chỉ vùng U Minh Thượng, gồm các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang).

Vùng đất anh hùng

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng Miệt Thứ là nơi tổ chức cách mạng các tỉnh miền Tây Nam Bộ chọn xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến, như: Xứ ủy Nam Kỳ, Trung ương Cục miền nam, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng Miệt Thứ là căn cứ của Khu ủy Nam Kỳ, Quân khu 9, Khu căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá.

Do là địa bàn quan trọng, nằm sâu trong rừng U Minh, cho nên quân Mỹ-ngụy tìm cách phá thành trì cách mạng, với mưu đồ "nhổ cỏ U Minh", dùng nhiều chiêu trò, hành động ác liệt nhất. Thế nhưng người dân vùng Miệt Thứ vẫn hiên ngang, đứng vững, là nơi khởi nguồn nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành thắng lợi hoàn toàn. Những cái tên kênh Xẻo Rô, Xẻo Cạn, Chống Mỹ, Dân Quân... đi vào lịch sử đấu tranh của nhân dân vùng Miệt Thứ như những chiến công oanh liệt, không thể phai mờ. Miệt Thứ là nơi mà nhân dân trong vùng đã đùm bọc, chở che các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, như: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh,... Trong tâm khảm của những người từng sống, chiến đấu trên vùng Miệt Thứ và cả thế hệ ngày nay, tinh thần cách mạng, truyền thống đấu tranh nơi đây mãi là niềm tự hào. Nguyên Bí thư Huyện ủy An Biên giai đoạn 1986-1987 Tô Hoàng Phi, người từng tham gia giải phóng An Biên, nhớ lại: Những năm 1972-1974, Mỹ-ngụy xây dựng 145 đồn, bốt trên địa bàn huyện An Biên. Dưới sự kìm kẹp của địch, lực lượng cách mạng và đời sống người dân vô cùng gian khổ, mọi nhu yếu phẩm hầu như không có, nhà cửa tan hoang vì chiến tranh. Nhiều hộ dân có lúc không có gạo ăn, áo mặc, tối ngày chỉ lo chạy giặc. "Có gia đình vừa cất nhà, chưa được 10 ngày bị bom dội cháy. Có gia đình bị bom dội, nhà sập, con chết", ông Nguyễn Văn Hóa, 82 tuổi, ở ấp Tây Sơn 1, xã Đông Yên, huyện An Biên hồi tưởng quá khứ. Các bậc lão thành cách mạng vùng Miệt Thứ cho biết, ngày 29/4/1975, quân dân Miệt Thứ kết hợp bộ đội chủ lực tiêu diệt và bức rút liên tiếp năm đồn địch trên địa bàn, gồm: Chủ Vàng, Bà Điền, Chệt Ớt, Cán Gáo và Vàm Xáng. Gần 1 giờ đêm 30/4/1975, lực lượng cách mạng tiếp quản Chi khu Thứ Ba, 37 sĩ quan, hàng trăm lính ngụy ra trình diện. An Biên hoàn toàn giải phóng.

Theo lịch sử truyền thống của Đảng bộ huyện An Biên, riêng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng Miệt Thứ có hơn 15.200 lượt thanh niên lên đường tòng quân, 30 nghìn lượt người dân tham gia đấu tranh trực diện với địch. Quân và dân vùng Miệt Thứ thực hiện 1.652 trận đánh lớn nhỏ với địch, loại khỏi vòng chiến đấu 3.700 tên Mỹ-ngụy, thu hơn 1.000 súng các loại, đánh chìm và cháy 23 tàu quân sự, bắn rơi 48 máy bay, làm tan rã hơn 3.000 tên tề ngụy, diệt và bức rút 145 lượt đồn, chốt, chi khu địch. Chiến tranh kết thúc, vùng Miệt Thứ có gần 5.000 liệt sĩ, 1.892 thương binh, bệnh binh, hơn 3.000 quần chúng tử nạn và thương tật vì chiến tranh.

Với những đóng góp to lớn đó, năm 1994, huyện An Biên vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sức sống mới

"Vùng đất Miệt Thứ là tên ghép từ hai từ Miệt và Thứ. Miệt ở đây chỉ xứ sở, vùng đất xa xôi, còn Thứ chỉ đếm từ thứ hai cho đến thứ mười một. Vùng đất Thập Câu (10 con rạch) chia ra từ con kênh chính Xẻo Rô dài 35km, điểm xuất phát từ sông Cái Lớn tới huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đây là vùng quê nghèo ven biển Tây xa xôi, xen với đất rừng hoang hóa ngập mặn, thưa dân cư", nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, Diệp Hoàng Du giải thích.

Theo ông Du, nơi đây trước kia dân cư phân bố theo các xóm giềng, mỗi xóm nằm cách nhau các con rạch ngang dùng để thau chua rửa mặn, chia nước từ sông ra biển. Ngày nay, nhiều cây cầu bê-tông được xây lên, đặt tên theo thứ tự, như các cầu Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư… Thứ Mười Một. Miệt Thứ còn có nhiều con kênh thủy lợi được đào mới, xẻ nhỏ thành những con rạch gọi là xẻo. Do đặc điểm hình thành các cụm dân cư cho nên các khu vực đông dân cư nhất nằm ở các xẻo, nơi giao nhau giữa các dòng kênh hình thành nên các chợ, như các chợ Thứ Ba, Thứ Bảy,... Thứ Mười Một.

Nhiều lão nông vùng Miệt Thứ kể rằng, nơi này thời ấy xa xôi cách trở nên cô gái theo chồng về Miệt Thứ có tâm sự buồn bã như trong câu hát:

Đêm đêm ra đứng hàng ba,

Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn.

Sương khuya ướt đẫm giàn bầu,

Em về Miệt Thứ bỏ sầu cho ai?

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền và người dân vùng Miệt Thứ đứng trước bộn bề khó khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn, đất đai hoang hóa, nông nghiệp độc canh cây lúa năng suất thấp, phụ thuộc thiên nhiên... Nhưng sau năm 1986, cùng với cả nước, Đảng bộ các huyện vùng Miệt Thứ lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế thị trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, mở mang dân trí, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… góp phần thay đổi diện mạo vùng.

Đầu năm 2023, chúng tôi về thị trấn Thứ Mười Một, huyện An Minh thu hoạch tôm càng xanh - loài thủy sản mang lại no ấm cho người dân trong vùng. Qua chợ Thứ Mười Một chừng 5km, vào tận cánh đồng tôm đang thu hoạch, chúng tôi bắt gặp tiếng cười nói của hơn 30 nông dân, vui như ngày hội. Họ là hàng xóm của gia chủ đến thu hoạch, phân loại tôm. "Nuôi tôm vất vả nhưng lúc thu hoạch vui lắm, khỏe hơn trồng lúa nhiều", gia chủ Nguyễn Hoàng Phi, 62 tuổi, hồ hởi nói. Chưa đầy ba giờ sau, hơn 1,2 tấn tôm càng xanh từ cánh đồng 5ha được đưa lên bờ bán cho thương lái. Ông Phi cùng vợ lấy tiền từ tay thương lái và cho biết: "Được gần 130 triệu đồng". Ngoài vụ tôm càng xanh, ông Phi còn nguồn thu từ tôm sú, tôm thẻ, cua và cá đồng từ diện tích nêu trên, giúp cho gia đình có thu nhập hơn 400 triệu đồng mỗi năm. "Từ con tôm, tôi nuôi ba con ăn học thành đạt, tất cả đều có trình độ đại học và đều là công chức, viên chức của huyện An Minh", ông Phi thật thà.

Ngồi vắt chéo chân trên ghế đẩu, lão nông Nguyễn Văn Lúa, 85 tuổi, ba ông Phi xen vào: "Hầu hết người dân ở đây sống tốt nhờ nuôi tôm, cua". Chỉ tay về cánh đồng rộng lớn, ông Lúa nói: "Trước năm 1985, đây là vùng rừng cấm, không được khai thác, sản xuất. Để có gạo ăn, người dân trồng lúa ở bờ đông kênh xáng Xẻo Rô, chủ yếu trồng lúa một vụ, chừng 10 giạ mỗi công, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Cá thì nhiều mà bán chẳng ai mua. Thèm thịt heo lắm, nhưng ít ai bán, chỉ khi Tết đến, nhà nào mần heo thì hộ khác xúm lại "chia lúa mùa", năm sau mang lúa lại trả. Trước đây, 100% nhà ở xứ này là nhà lá".

Sau những năm 1990, Đảng bộ, chính quyền vùng Miệt Thứ lãnh đạo người dân khai phá vùng đất hoang vu để trồng một vụ lúa, dần trồng được hai vụ lúa mỗi năm. Chưa thỏa mãn khát khao làm giàu, dân vùng Miệt Thứ học cách chuyển đổi từ hai vụ lúa kém hiệu quả (do thường xuyên bị nhiễm phèn, mặn) sang nuôi hai vụ tôm-một vụ lúa kết hợp, thích ứng điều kiện tự nhiên. "Năm 1991, tôi về đây lập nghiệp, được cấp 20 công đất canh tác. Lúc đó ở tỉnh Bạc Liêu đã nuôi tôm, nên về đây tôi thả nuôi theo. Sáu năm liên tiếp, tôi trúng đậm tôm, cua", lão nông Nguyễn Hoàng Lựu, ngụ ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận kể. Có tiền, ông Lựu mua đất, đến năm 1997 ông có 200 công đất, lại trúng đậm hơn 500 triệu đồng từ tôm, cua và quyết định cất căn nhà trị giá 100 cây vàng. Nhờ "con tôm ôm cây lúa", cần mẫn lao động, đến nay đời sống người dân vùng Miệt Thứ ngày một nâng lên. Điện-đường-trường-trạm giờ không còn là nỗi lo của chính quyền và người dân. Điều dễ nhận thấy là, tất cả lộ từ các huyện về trung tâm các xã trong vùng đều được thảm nhựa, ô-tô đi lại dễ dàng; tất cả tuyến lộ từ ấp về xã, ấp liên ấp cũng được đổ bê-tông.

Tuyến quốc lộ 63 huyết mạch và đường hành lang ven biển phía nam liên kết các huyện trong vùng được thảm nhựa thẳng tắp; công trình cầu và cống Cái Lớn-Cái Bé hoàn thành, giúp ngăn mặn, giữ ngọt, mở hướng phát triển vững chắc cho toàn vùng. Cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện An Minh đạt hơn 56 triệu đồng. Còn hiện nay, hộ nghèo toàn huyện An Biên chỉ chiếm 2,06%, giảm 1,17% so với năm 2021. "Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhưng xa trung tâm tỉnh, thế mạnh vẫn là nông nghiệp. Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn lực, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, lãnh đạo các huyện xác định phát triển nuôi tôm, trồng lúa là hướng đi chủ lực; phải phát triển cây lúa, con tôm chất lượng, sạch, cho năng suất cao, bền vững... nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống nhân dân trong vùng", Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chỉ đạo.

Chiến tranh đã lùi xa, những ai xa quê, giờ trở lại vùng Miệt Thứ đều có chung nhận xét vùng đất chịu nhiều lửa đạn, nghèo khó giờ bừng lên mạnh mẽ. Bên dòng kênh xáng Xẻo Rô hôm nay không còn những mái nhà lá mà thay bằng mái ngói đỏ tươi. Các chợ Thứ Ba, Thứ Bảy, Thứ Mười Một mọc lên sầm uất. Cùng tốc độ nông thôn mới được đẩy nhanh, vùng Miệt Thứ thêm sức sống mới. "Ở nông thôn giờ không thiếu gì. Ngay chợ Thứ Mười Một có tới 7-8 tiệm vàng. Người dân trúng vụ tôm ra chợ mua vàng và gửi ngân hàng lấy lãi suất nuôi con ăn học", ông Nguyễn Văn Lúa phấn khởi nói./.

QUỐC TRINH/Nhân dân

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Đề xuất xây khu tái định cư  nứt đất ở Đắk Nông
  • Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
  • Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
  • Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
  • Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
  • Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
  • Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
  • Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
推荐内容
  • Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
  • Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
  • 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
  • 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
  • Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
  • Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than