游客发表

【số liệu thống kê về vfl bochum gặp vfb stuttgart】Vẫn còn khá sớm để đề xuất nới mục tiêu lạm phát

发帖时间:2025-01-10 07:43:26

Điều hành linh hoạt chính sách tài khóa,ẫncònkhásớmđểđềxuấtnớimụctiêulạmphásố liệu thống kê về vfl bochum gặp vfb stuttgart tiền tệ để kiểm soát lạm phát
Kiểm soát chặt lạm phát, ổn định đời sống người dân
Cùng vào cuộc kiểm soát lạm phát ngay đầu năm, trước diễn biến giá xăng tăng cao

Theo sát thị trường để điều hành giá xăng dầu

Tại Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát- thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế” do Tạp chí Hải quan tổ chức, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã đưa ra một số nhận định liên quan đến giá xăng dầu.

Theo ông Nguyễn Xuân Định, xăng dầu là mặt hàng đặc thù bởi giá của nó bị phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, chính trị và vị thế của các nước trong khi ít bị ảnh hưởng bởi chi phí.

Thời gian qua giá xăng dầu thế giới tăng đột biến bất thường và dự báo sẽ tiếp tục tăng thời gian tới. Điều đó cho thấy việc dự báo ngắn hạn vô cùng khó mà chủ yếu dự báo yếu tố trung hạn và dài hạn.

Vẫn còn khá sớm để đề xuất nới mục tiêu lạm phát
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa là yếu tố then chốt bình ổn thị trường. Ảnh: TL.

Hiện nay, cơ chế điều hành giá xăng dầu được thực hiện công khai, minh bạch. Trong đó, Quỹ Bình ổn giá là công cụ hữu hiệu cho công việc điều hành giá trong nước. Thời gian qua, chúng ta đã sử dụng quỹ khá lớn trong nhiều kỳ điều hành và trong những thời điểm nhạy cảm, giúp bình ổn giá mặt hàng quan trọng này. Đây là một trong những công cụ tốt trong quản lý điều hành. “Trong ứng phó với các tình huống thì việc sử dụng Quỹ bình ổn đóng vai trò quan trọng”- ông Nguyễn Xuân Định nói.

Giải pháp căn cơ hiện nay vẫn là phải đảm bảo nguồn cung, không để thiếu hụt xăng dầu trong mọi tình huống, tránh tình trạng đầu cơ găm hàng tích trữ. Do đó, việc kiểm tra, giám sát là đặc biệt quan trọng để ổn định và góp phần bình ổn lạm phát trong năm 2022.

Trên thực tế cũng khó tránh khỏi tâm lý giá cả tăng theo giá xăng dầu, do đó, các cơ quan quản lý tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát giá cả, tránh tăng giá bất hợp lý. Cùng với đó, các cơ quan quản lý tiếp tục sử dụng Quỹ bình ổn giá linh hoạt, phù hợp từng thời điểm, hạn chế thấp nhất đà tăng giá của mặt hàng này.

Liên quan đến chính sách thuế để bình ổn giá xăng dầu, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thuế là chính sách cần giữ ổn định trong một thời gian, vì vậy điều hành chính sách thuế đối với mặt hàng này cần thận trọng. Bởi tác động ngược của việc giảm thuế, giảm giá xăng dầu là giảm thu ngân sách và chênh lệch giá giữa nước ta với nhiều nước láng giềng, sẽ xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu sang các nước.

Mức lạm phát thế nào là phù hợp?

Áp lực tăng giá xăng dầu trong trước mắt cũng như thời gian tới đã khiến dư luận không khỏi lo ngại về tác động lên lạm phát nước ta.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm- nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, năm 2022, áp lực lạm phát của kinh tế nước ta xuất phát từ sự kết hợp, cộng hưởng của cả tổng cầu tăng đột biến và nguồn cung khó đáp ứng mức tăng của tổng cầu; trong đó yếu tố thứ hai đóng vai trò chính, lớn hơn trong việc gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Nói cách khác, áp lực lạm phát trong năm 2022 của nước ta vừa đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước.

“Cùng với áp lực lạm phát rất lớn của giá xăng dầu và tổng cầu tăng cao, đột biến, cùng với áp lực lạm phát chuỗi cung ứng trong nước và thế giới. Khi xây dựng mục tiêu lạm phát 4%, đã không dự báo, đánh giá đúng tình hình, dựa trên số liệu lạm phát thấp của năm 2021. Theo tôi, việc kiểm soát lạm phát năm nay khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đã phê duyệt là không đơn giản”- ông Nguyễn Bích Lâm nhận định.

Theo ông Nguyễn Bá Khang- Phó Giám đốc Trung tâm thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia), rất khó để đòi hỏi tăng trưởng ở mức như đã đề ra trước đó mà mục tiêu lạm phát lại ở mức dưới 4%. Ông Nguyễn Bá Khang cho rằng, nếu như vậy “thì thực sự là rất khó khăn trong công tác điều hành”.

“Vậy liệu chúng ta có đang tự bó hẹp lại tiềm năng của mình, chúng ta có thể xác định trong bối cảnh hiện nay, lạm phát sẽ chấp nhận ở mức cao hơn một chút, có thể điều chỉnh thành lạm phát bình quân ở mức dưới 5% (cộng trừ 1%). Bởi dựa trên các cơ sở khoa học, đối với các quốc gia đang phát triển thu nhập trung bình thấp nếu mức lạm phát bình quân vượt qua vưỡng 7-8% mới có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Còn nếu ta vẫn đạt ở mức 5-6% thì lạm phát không phải là vấn đề lớn”- ông Nguyễn Bá Khang nhận định.

Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý được các chuyên gia, nhà quản lý nêu ra trong tình huống xấu nhất.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái- Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá vẫn yêu cầu phải kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% như Quốc hội đề ra.

Các phương án kịch bản giá trong tình huống xấu nhất, có thể cao hơn 4% cũng được các cơ quan quản lý đặt ra, tuy nhiên, thời điểm này vẫn khá sớm để quyết định có nới hay không chỉ tiêu lạm phát năm 2022.

Trong động thái mới đây, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng lên tới 1.000 đồng/lít, để giảm giá mặt hàng này, thể hiện sự chia sẻ giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp, góp phần kiềm chế lạm phát./.

    热门排行

    友情链接