【kết quả vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Sử dụng công cụ để bảo vệ sản xuất trong nước
Việc quản lý NK không có gì xa lạ, các biện pháp quản lý NK vẫn được Việt Nam sử dụng. Vậy tại sao chúng ta lại phải xây dựng một Đề án quản lý NK, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng hơn nhiều so với các nước xung quanh. Liệt kê có thể thấy, nước ta đã tham gia WTO; ký BTA với Hoa Kỳ; ký FTA song phương với nhiều nước như Nhật Bản, Chile; tham gia FTA ASEAN với các đối tác như Trung Quốc... Gần đây, chúng ta mới ký thêm FTA với Hàn Quốc, RCEPT, Liên minh Kinh tế Á-Âu; cơ bản hoàn thành đàm phán với EU và tới đây TPP dự kiến cũng sẽ hoàn thành.
Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn là được tiếp cận với thị trường nước ngoài đa dạng nhiều thuận lợi, song cũng phải đối diện với thách thức là phải hạ hàng rào thuế quan. Khi đó, cách duy nhất để quản lý NK là sử dụng các hàng rào phi thuế quan.
Trên thế giới, các nước đã dựng lên hàng rào này từ nhiều năm nay và đã làm rất tốt, rất mạnh. Từ trước đến nay, Việt Nam cũng đã sử dụng hàng rào phi thuế quan nhưng tương đối ít với các biện pháp chủ yếu gồm: Hạn ngạch NK, giấy phép NK, tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại, sử dụng các sắc thuế khác như thuế Bảo vệ môi trường, thuế Tiêu thụ đặc biệt... Do vậy, chúng ta phải tính đến các giải pháp tăng cường.
Thực tế, Đề án quản lý NK chính là những biện pháp, hình thức kiểm soát và hạn chế NK. Việc đưa ra Đề án này trong thời điểm hiện tại cũng không còn sớm, song vẫn cần phải triển khai để thiết lập trật tự, đưa thành đề án cho quy củ hơn.
Các nước sử dụng rất tốt và mạnh hàng rào phi thuế quan nhưng hàng rào này của Việt Nam còn tương đối yếu. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Nguyên nhân đầu tiên là nước ta chưa quen sử dụng các biện pháp đó. Một số biện pháp truyền thống ta thường dùng như cấm NK, đặt hạn ngạch... nay không được dùng nữa. Cùng lắm chỉ có thể áp dụng lệnh cấm với những mặt hàng gây hại sức khỏe, hàng cấm, ma túy, công cụ hỗ trợ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia... Khi không còn được sử dụng các biện pháp quen thuộc, buộc phải chuyển sang các biện pháp khác thì chúng ta chưa quen.
Một nguyên nhân nữa là năng lực của các cơ quan Nhà nước còn yếu trong việc xây dựng, ban hành các biện pháp này một cách nhanh chóng, hiệu quả. Theo tôi, để đưa ra được những biện pháp kịp thời, hữu hiệu cần thiết phải có một hệ thống nhanh nhạy để phát hiện vấn đề.
Nguyên nhân quan trọng nhất là các biện pháp quản lý NK phi thuế quan khi đưa vào sử dụng phải được áp dụng theo đúng quy định của WTO cho cả hàng NK và hàng trong nước. Tuy nhiên, DN trong nước hiện nay không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đó nên thường có động thái phản đối, không đồng tình và đề nghị hoãn chưa thi hành khi cơ quan quản lý đưa ra những quy định ấy.
Vậy theo ông, giải pháp nào để cải thiện công tác quản lý NK trong thời gian tới?
Trước hết là phải nâng cao nhận thức rằng các biện pháp quản lý NK rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng. Bởi lẽ những biện pháp này chính là công cụ duy nhất để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và kiểm soát NK.
Tiếp đó là nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý NK. Ví dụ như Cục Quản lý cạnh tranh cần nâng cao năng lực tập hợp, tổng hợp thông tin liên quan đến các vụ kiện, Cục XNK nâng cao quy định xuất xứ, C/O… Như vậy, chỉ khi nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, chúng ta mới có thể đưa ra được các biện pháp quản lý NK hiệu quả.
Các DN cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của các biện pháp đưa ra bởi khi hội nhập, các yêu cầu ta đặt ra sẽ được áp dụng cho cả hàng NK và hàng sản xuất của DN trong nước.
Cuối cùng, việc xây dựng, ban hành các chính sách phải chặt chẽ nhưng cũng cần có sự linh hoạt.
Nếu không có hàng rào phi thuế quan, rất khó hạn chế lượng ô tô nhập khẩu. Ảnh: HỮU LINH |
Trên thực tế, đã có sự bất đồng giữa DN và cơ quan ban hành chính sách khi đưa ra những biện pháp để quản lý NK. Liệu rằng, nếu vẫn áp dụng những biện pháp ấy sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?
Như tôi đã nói ở trên, đây không phải mâu thuẫn. DN có góc nhìn, có lợi ích của họ. Lợi ích ấy không phải lúc nào cũng trùng vói lợi ích quốc gia. Điểm quan trọng nhất cần quan tâm là khi có xung đột lợi ích giữa Nhà nước và DN thì cơ quan đưa ra biện pháp quản lý NK phải đứng trên lợi ích tổng thể của quốc gia một cách công bằng, sáng suốt, công khai, minh bạch, chứ không đưa ra chính sách vì lợi ích của riêng một DN, một nhóm DN hay của riêng Nhà nước, đảm bảo hài hòa.
Đây là bài toán khó! Để làm được không phải chuyện dễ nhưng cuối cùng các biện pháp quản lý NK phải đạt được mục tiêu hài hòa lợi ích đó.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/107f297500.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。